Bài toán cấp 1 tưởng dễ mà không dễ chút nào.
Toán học luôn ẩn chứa những điều thú vị và có những quy tắc riêng khiến nhiều người muốn chinh phục. Do đó, ngay từ thời tiểu học đến phổ thông, toán luôn là môn học quan trọng mà bất kỳ ai cũng phải trải qua. Những tưởng, với các học sinh lớp nhỏ, các bài toán chỉ đơn giản là thực hiện cộng trừ nhân chia, nhưng đôi khi cũng xuất hiện những phép tính mà khiến người lớn cũng phải tranh cãi.
Anh Vương (32 tuổi) là phụ huynh có con học tiểu học tại Trung Quốc. Mới đây, trong một lần kiểm tra bài tập về nhà của con, anh Vương thấy một câu mà theo ông bố này, rõ ràng con làm đúng nhưng lại bị cô giáo chấm sai, khiến anh khá khó hiểu. Cụ thể phép tính là "6:2(1+2)" và con anh ra kết quả bằng 1. Trong khi đó, đáp án cô giáo sửa lại là 9.
Hỏi một phụ huynh học cùng lớp của con, con của vị này cũng ra kết quả là 1. Chính điều này càng khiến anh "chắc cốp" hơn là cô giáo đã chấm sai cho con. Sáng hôm sau đưa con đến lớp, anh Vương đã nán lại chờ cô giáo để hỏi cho ra lẽ.
Trước thắc mắc của phụ huynh, cô giáo nhẹ nhàng giảng giải. Đầu tiên, cô giáo khẳng định đáp án đúng phải là 9 chứ không phải là 1. Cô giáo đưa ra cách giải đúng như sau:
6 ÷ 2 × (1 + 2)
= 6 ÷ 2 × 3 (thực hiện phép tính trong ngoặc trước)
= 3 × 3 (vì có cả nhân và chia, nên thực hiện phép tính từ trái sang phải)
= 9
Ảnh minh họa
Cô chỉ ra, các phụ huynh đang nhầm đó chính là trình tự thực hiện phép tính. Quy tắc khi thực hiện phép toán ở tiểu học như sau:
- Nếu chỉ có cộng và trừ hoặc nhân và chia thì thực hiện theo trình tự từ trái sang phải.
- Nếu chỉ có nhân và chia thì có thể thực hiện chia trước nhân sau (nếu có thể chia hết). Nhưng để tránh sai sót, người ta thường thực hiện theo trình tự từ trái sang phải.
- Nếu có đủ cộng trừ nhân chia thì thực hiện nhân chia trước, cộng trừ sau.
- Nếu có dấu ngoặc thì thực hiện trong ngoặc trước.
Nghe xong giải thích của cô, ông bố mới "vỡ lẽ" ra và thừa nhận lỗi sai của bản thân.
Tổng hợp