"Con mong bố sớm qua đời" - điều ước sinh nhật của cậu bé 6 tuổi bóc trần bi kịch gia đình

Hiểu Đan, | 01/07/2023, 15:46
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sau khi sự việc bị lan truyền trên mạng, ai nấy đều đau xót, không thể tưởng tượng nổi đứa trẻ phải tuyệt vọng ra sao mới phải thốt lên điều ước như vậy.

Hầu hết những đứa trẻ lớn lên trong bạo lực đều lâm vào hai tình trạng này:

Một là trở nên rụt rè, kém cỏi và hèn nhát, chúng sẽ cảm thấy mọi việc mình làm đều sai, đó là lý do tại sao cha mẹ chúng lại đối xử như vậy. Lâu ngày không được sự đồng tình của cha mẹ, các em sẽ ngày càng mặc cảm, thiếu tự tin. Thường xuyên bị đánh, mắng chửi, bị so sánh với người khác, sao có thể lớn lên khỏe mạnh, lạc quan và tự tin?

Hai là quen với bạo lực, thậm chí dùng bạo lực, đứa trẻ như vậy sẽ có tính cách rất dễ cáu gắt, khi gặp chuyện không hay sẽ có thói quen dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Trẻ cũng có tâm lý trả thù mạnh mẽ.

Nhà tâm lý học người Canada Albert Bandura đã thực hiện một thí nghiệm "chơi Bobo": Chia một nhóm trẻ thành hai nhóm, một nhóm trẻ nhìn thấy người lớn đánh búp bê, còn nhóm trẻ kia thì không. Sau đó, họ đặt búp bê trong phòng và đưa từng đứa trẻ vào rồi quan sát phản ứng của chúng. Hóa ra những đứa trẻ xem người lớn đánh "Bobo" cũng bắt chước và bắt đầu tấn công những con búp bê.

Có thể thấy, lời nói và việc làm của người lớn sẽ có tác động khó phai đối với trẻ. Trẻ thích bắt chước hành vi của người khác, nếu thường xuyên bị đánh trẻ sẽ học cách tương tự để trả đũa người khác.

Hãy dạy con những điều sau:

- Cho con bạn biết về quyền làm người, quyền không để ai đụng chạm vào cơ thể mình kể cả bố mẹ ruột, biết phản ứng và bảo vệ bản thân khi bị kẻ khác xâm phạm. Đồng thời, con cũng không được làm đau đớn người khác. Khi trẻ lớn dần, cha mẹ có thể dạy trẻ về các quyền về thân thể. Dạy trẻ biết phân biệt đâu là dạy dỗ, đâu là bạo hành.

- Hãy dạy trẻ nhận biết các dấu hiệu chứng tỏ bạo lực sắp xảy ra (người lớn giận giữ, quát tháo…), dạy trẻ tránh bạo lực bằng cách rời khỏi khu vực nguy cơ.

- Dạy trẻ biết cách bỏ chạy và kêu cứu: Ngoài việc lên tiếng bảo vệ, bênh vực, khuyên can người gây bạo lực thì người lớn trong gia đình cần phải dạy trẻ biết cách bỏ chạy và kêu cứu khi bị bạo lực.

– Hãy giúp trẻ hiểu rằng, sau mỗi lần bị đánh đập, trẻ cần kể lại với một người lớn nào đó đủ tin tưởng và có khả năng bảo vệ trẻ. Đó có thể là ông bà, họ hàng, người luôn yêu thương và quan tâm đến trẻ để họ can thiệp, giúp đỡ khi có những lần khác.

- Các con cần được dạy về các số điện thoại khẩn cấp, các cách thông tin cho người khác trợ giúp, các địa chỉ cần thiết con có thể tìm đến để được bảo vệ và giúp đỡ… Khi phát hiện trẻ bị bạo hành thì việc người lớn nên làm là đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế, giám định thương tật. Ổn định tinh thần và động viên trẻ, tránh để trẻ gặp hay quay trở lại môi trường đã bị bạo hành.

Nếu trẻ vẫn phải sống cùng kẻ gây bạo lực thì người lớn khác trong gia đình cần nhờ sự can thiệp của hội phụ nữ, chính quyền địa phương. Nếu vợ chồng đã ly hôn thì mẹ hoặc bố nên làm đơn khiếu nại ngay lập tức để bảo vệ quyền lợi cho trẻ đồng thời giành lại quyền nuôi con nhằm cứu trẻ thoát khỏi cảnh bạo lực gia đình.

Theo Phụ nữ Việt Nam
https://phunuvietnam.vn/con-mong-bo-som-qua-doi-dieu-uoc-sinh-nhat-cua-cau-be-6-tuoi-boc-tran-bi-kich-gia-dinh-20230630210750648.htm
Copy Link
https://phunuvietnam.vn/con-mong-bo-som-qua-doi-dieu-uoc-sinh-nhat-cua-cau-be-6-tuoi-boc-tran-bi-kich-gia-dinh-20230630210750648.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
"Con mong bố sớm qua đời" - điều ước sinh nhật của cậu bé 6 tuổi bóc trần bi kịch gia đình