Công nghệ thông tin tác động tích cực đến giáo dục vùng khó

21/05/2023, 14:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ứng dụng công nghệ đã thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở các tỉnh miền núi, vùng khó.

Thực hiện quản lý, đánh giá giáo viên, có phương án hỗ trợ, đảm bảo quyền lợi cho giáo viên được điều động, biệt phái dạy liên trường, liên cấp học phù hợp với thực tế của địa phương và bảo đảm đúng quy định. Nhờ đó, về cơ bản đã khắc phục được việc bố trí giáo viên đứng lớp dạy Tin học cho học sinh.

Học sinh hào hứng tiếp cận với CNTT

Tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, trên địa bàn chỉ có số ít học sinh là con em của công chức, viên chức có điều kiện tiếp cận máy tính, công nghệ, đa số các em đều chưa có máy tính, chủ yếu các em mới chỉ được học ở trường nên nhiều em còn yếu và còn chậm về kỹ năng sử dụng máy tính như thao tác với chuột, gõ phím, kỹ năng tìm kiếm thông tin trên internet...

Để giúp học sinh có cơ hội tiếp cận và sử dụng thành thạo CNTT trong học tập, thời gian qua các thầy cô giáo tại trường Tiểu học – THCS Phú Lương, huyện Lạc Sơn đã có nhiều sáng kiến như thường tổ chức các buổi ngoại khóa theo từng lớp, từng nhóm để các em có thêm thời gian học và tiếp xúc với máy tính. Ngoài ra, sử dụng ngôn ngữ lập trình Scratch để tạo ra phần mềm luyện tập chuột và luyện gõ bàn phím để các em vừa được học vừa được chơi trong các tiết lồng ghép.

Giai đoạn năm học 2019-2020 các em học sinh đã được tiếp cận với bộ kit lập trình Microbit. Ban đầu làm quen với mạch và điều khiển mạch, thực hiện một vài dự án nhỏ như bật tắt bóng đèn bằng ứng dụng microbit... đa số các em rất háo hức và yêu thích.

Từ những dự án nhỏ, dần dần các bạn trong CLB Tin học của trường đã mở rộng thêm các dự án liên quan. Các em đã có thể hiểu được về cảm biến (ánh sáng, nhiệt độ...). Trong giai đoạn này, nhà trường được tổ chức Quỹ Dariu cho mượn thiết bị (mạch, các cảm biến…) để thầy trò nghiên cứu và tham gia các sản phẩm dự thi do Quỹ phát động và đều có giải thưởng. Hiện nay ngoài mạch Microbit, các em học sinh đang được tiếp cận thêm một dạng mạch lập trình nữa đó là Yolo:bit, lập trình trên môi trường của OhStem.

Công nghệ thông tin tác động tích cực đến giáo dục vùng khó ảnh 2

Trường TH-THCS Phú Lương, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình đã sử dụng các ứng dụng số để quản lí và lưu trữ thông tin.

Thầy giáo Bùi Minh Đức, giáo viên Trường Tiểu học – THCS Phú Lương, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình chia sẻ: Học sinh trong trường đa số đều là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên các em đều rụt rè, nhút nhát khi tiếp cận máy tính, tuy nhiên sau một năm học các em được sự quan tâm, hướng dẫn tận tình từ các thầy cô các em đã có nhiều tiến bộ từ thao tác cầm và điều khiển chuột và gõ bàn phím đã được cải thiện rất nhiều, các em đều có sự tự tin, có kỹ năng tin học, nhiều em có tư duy logic cao và rất hào hứng khi được tiếp cận và ứng dụng CNTT trong học tập.

Như vậy, Việc ứng dụng CNTT trong các cơ sở giáo dục đã góp phần đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới đồng thời, xây dựng hạ tầng số của ngành Giáo dục theo hướng hiện đại, thiết thực và hiệu quả.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/cong-nghe-thong-tin-tac-dong-tich-cuc-den-giao-duc-vung-kho-post639209.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/cong-nghe-thong-tin-tac-dong-tich-cuc-den-giao-duc-vung-kho-post639209.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Công nghệ thông tin tác động tích cực đến giáo dục vùng khó