Thức giấc giữa đêm, nhất là khoảng 3-4 giờ sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề sức khỏe.
Khung giờ 3-4 giờ sáng được xem là thời điểm phổi hoạt động mạnh mẽ nhất. Nếu bạn thường xuyên tỉnh giấc vào lúc này, đó có thể là dấu hiệu cho thấy phổi của bạn đang "kêu cứu". Sự tắc nghẽn mạch phổi, gây ảnh hưởng đến mặt, đầu, ngực và chi trên, có thể là nguyên nhân.
Chú ý các vấn đề về phổi
Nếu thường xuyên tỉnh giấc vào khung giời trên kèm theo những triệu chứng như ho, thở khò khè, ho ra máu, đau ngực, sưng và đau cổ họng, lạnh vai và lưng, bạn nên tiến hành kiểm tra sức khỏe ngay khi có thể để sớm phát hiện và điều trị các bệnh về phổi.
Các bệnh về gan
Thường xuyên thức giấc lúc 2-3 giờ sáng có thể là dấu hiệu cảnh báo gan của bạn đang gặp vấn đề. Sự kích thích và tắc nghẽn kinh lạc gan có thể gây ra hiện tượng này. Ngoài việc thức dậy vào sáng sớm, những người bị suy giảm kinh lạc gan còn có thể gặp các triệu chứng khác như khô miệng, đắng miệng, hôi miệng; tóc dễ bị dầu và rụng nhiều; mắt khô, thâm quầng lâu ngày không mờ.
Suy nhược thần kinh não
Suy nhược thần kinh não, một dạng đặc biệt của suy nhược thần kinh, có thể âm thầm gặm nhấm sức khỏe của bạn do tình trạng sử dụng não bộ quá mức. Một trong những dấu hiệu cảnh báo rõ ràng nhất chính là việc bạn thường xuyên thức giấc vào khoảng 3-4 giờ sáng.
Đêm về là lúc cơ thể nghỉ ngơi, nhưng với người mắc suy nhược thần kinh não, bộ não vẫn tiếp tục hoạt động "căng thẳng" ngay cả khi ngủ. Điều này khiến giấc ngủ chập chờn, dễ bị gián đoạn, đặc biệt là vào thời điểm giao thoa giữa đêm và sáng sớm.
Trầm cảm
Thức dậy lúc 3-4 giờ sáng và không thể ngủ lại được gọi là chứng mất ngủ giai đoạn cuối, một dạng rối loạn giấc ngủ. Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng này là trầm cảm, đặc biệt ở những người hướng nội. Khi gặp khó khăn hoặc thất bại, họ thường giữ kín cảm xúc tiêu cực, dẫn đến tâm trạng xấu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, hãy tìm đến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
Lời khuyên để cải thiện giấc ngủ
- Tạo thói quen ngủ lành mạnh: Đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần.
- Tạo môi trường ngủ thoải mái: Giữ phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ.
- Tránh các chất kích thích trước khi đi ngủ: Caffeine và rượu có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn.
- Tập thể dục đều đặn: Hoạt động thể chất giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, nhưng tránh tập thể dục quá gần giờ đi ngủ.
- Thư giãn trước khi đi ngủ: Đọc sách, nghe nhạc nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm có thể giúp bạn thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.