Trước hết, để có thể thiển khai các hoạt động giáo dục Stem trong lớp có số lượng học sinh đông được thuận lợi, giáo viên cần dành thời gian định hướng cho các nhóm về cách phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên; cách chuẩn bị nguyên vật liệu, tìm kiếm thông tin, tìm hiểu nội dung…
Giáo viên cũng cần sử dụng linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tổ chức các hoạt động cho học sinh. Song nếu có thể nên giảm sĩ số học sinh/lớp sẽ giúp tăng hiệu quả các hoạt động và phát huy được tốt hơn sự tích cực, chủ độngvà sáng tạo của học sinh trong các hoạt động giáo dục Stem.
Khi chưa có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và công nghệ hiện đại, giáo viên hoàn toàn có thể bắt đầu từ việc sử dụng các thiết bị có trong danh mục thiết bị dạy học theo quy định và vận dụng công nghệ đơn giản…
Cô Vũ Thị Thanh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thị trấn Hương Sơn (Phú Bình, Thái Nguyên) lại cho rằng cần nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên về giáo dục Stem thông qua các lớp bồi dưỡng, đào tạo ngắn hạn, các tài liệu hướng dẫn giáo viên về cách xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động giáo dục Stem.
Học sinh tiểu học được phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất qua giáo dục Stem |
Không những thế, cần cần tổ chức các diễn dần, các buổi thảo luận, chia sẻ hỗ trợ giáo viên trao đổi, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện. Đồng thời cần có kế hoạch xây dựng các bộ thiết bị/nguyên vật liệu theo từng chủ đề giúp giáo viên tiết kiệm thời gian chuẩn bị và chủ động hơn trong việc tổ chức triển khai hoạt động thực hiện giải pháp và chế tạo, thử nghiệm sản phẩm Stem.
Tìm “lối mở” để phát triển giáo dục Stem tiểu học, nhiều cán bộ quản lý nhà trường cũng bày tỏ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa trường Tiểu học và các trường Đại học, viện nghiên cứu và ác tổ chức, doanh nghiệp… trong công tác nghiên cứu, đào tạo bồi dưỡng giáo viên và hỗ trợ xây dựng chủ đề và triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục Stem.
Và cần thiết hơn cả phải có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn triển khai cụ thể của Bộ GD&ĐT nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục Stem cấp tiểu học trong thời gian gần nhất làm cơ sở pháp lí cho việc triển khai và thống nhất về mặt nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục Stem ở cấp Tiểu học.
Giáo dục STEM là mô hình giáo dục dựa trên cách tiếp cận liên môn, giúp học sinh áp dụng các kiến thức Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học vào giải quyết một số vấn đề thực tiễn trong bối cảnh cụ thể.
Giáo dục Stem đóng vai trò quan trọng trong thực hiện CT GDPT 2018 ở cấp tiểu học đó là góp phần phát triển phẩm chất, năng lực chugn và năng lực đặc thù cho học sinh tiểu học.
Để giải quyết vấn đề thực tiễn đơn giản được thiết kế trong các hoạt động giáo dục Stem, học sinh được tạo cơ hội để vận dụng tích hợp kiến thức Tự nhiên – xã hội, Khoa học, Toán và Công nghệ, Tin học đồng thời thông qua việc thực hiện các nhiệm vụ được giao trong các bài học hay hoạt động trải nghiệm Stem, học sinh sẽ từng bước phát triển các năng lực đặc thù của các môn học này.