Văn hóa

Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế được vinh danh di sản văn hóa thế giới

08/05/2024 18:01

Những bản đúc nổi trên 9 đỉnh đồng Hoàng cung Huế' hay còn gọi Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế được UNESCO vinh danh di sản văn hóa thế giới.

Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình ký ức thế giới khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ.

Trong phiên họp ngày 8/5, Hội nghị tập trung xem xét 20 hồ sơ có giá trị về nhiều mặt và đạt các tiêu chí về ý nghĩa trong khu vực, tính độc bản và tính quý hiếm.

Việt Nam có 1 hồ sơ “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế) được xem xét trong đợt này.

Phái đoàn của Thừa Thiên Huế, Việt Nam được UNESCO trao chứng nhận Di sản văn hóa ký ức thế giới đối với “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.
Phái đoàn của Thừa Thiên Huế, Việt Nam được UNESCO trao chứng nhận Di sản văn hóa ký ức thế giới đối với “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế”.

Theo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, vào 13h9’ chiều cùng ngày, UNESCO đã công nhận Cửu đỉnh – Hoàng cung Huế là di sản văn hóa ký ức thế giới.

Đây là di sản thế giới thứ 8 của tỉnh Thừa Thiên Huế có được - nhiều nhất trong các tỉnh thành cả nước.
Đây là di sản thế giới thứ 8 của tỉnh Thừa Thiên Huế có được - nhiều nhất trong các tỉnh thành cả nước.

Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế do vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào năm 1835 và hoàn thành vào năm 1837, được đặt trước sân Thế Tổ Miếu ngay từ khi ra đời cho đến hiện nay. Vua cho đúc Cửu đỉnh nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam.

Trình độ đúc đồng tinh xảo của những người thợ thủ công ở Việt Nam, với 162 họa tiết chạm khắc nhiều chủ đề khác nhau trên Cửu đỉnh, cùng nhiều giá trị ẩn sâu phía sau đã đưa Cửu đỉnh vượt ra ngoài tầm vóc của quốc gia.

Đây là nguồn tư liệu độc đáo, quý hiếm được giới nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài rất quan tâm bởi nó mang giá trị nội dung về lịch sử, văn hóa – giáo dục, địa lý, phong thủy, y dược, nghệ thuật thư pháp. Đặc biệt là đề cao thân phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến, mà hình ảnh kênh Vĩnh Tế trên Cao đỉnh là một minh chứng rõ nét.

Cửu đỉnh tại Hoàng cung Huế.
Cửu đỉnh tại Hoàng cung Huế.

Ông Nguyễn Văn Thoại, khi làm chức Trấn thủ Vĩnh Thanh đã trực tiếp chỉ huy đào kênh Vĩnh Tế (Vĩnh Tế hà) dài hơn 87km, trải hơn 5 năm (từ 1819 đến 1825), tạo nên một cột mốc quan trọng trong lịch sử giao thông, thương mại, biên phòng cũng như về trị thủy ở vùng đất Nam Bộ.

Trong thời gian đào kênh đầy gian truân, bà Châu Thị Vĩnh Tế (quê ở Vĩnh Long, vợ của Thoại Ngọc Hầu) đã tận tụy giúp chồng chăm lo đại sự. Những lúc chồng bận việc công cán, bà đã thay chồng lãnh phần đôn đốc, giám sát việc đào kênh.

Cảm phục trước công sức khó nhọc của bà, sau khi công trình này hoàn thành, vua Minh Mạng đã lấy tên của bà để đặt tên cho con kênh này là kênh Vĩnh Tế.

Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng đã lưu trữ các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á. Song hành cùng những thăng trầm của một triều đại, sau gần 200 năm dù đã trải qua bao biến cố của thời cuộc và biến thiên của thời gian vẫn vẹn nguyên. Bảo vật hiếm hoi còn lại, tượng trưng cho vương quyền và sự tồn tại của triều đại phong kiến ở các nước Á đông.

Các đỉnh đồng đặt trước sân Thế Tổ Miếu nhìn từ Hiển Lâm Các.
Các đỉnh đồng đặt trước sân Thế Tổ Miếu nhìn từ Hiển Lâm Các.
Du khách đến Huế, khi tham quan Hoàng cung Huế đều hay ghé Cửu đỉnh để hiểu hơn lịch sử của quốc gia.
Du khách đến Huế, khi tham quan Hoàng cung Huế đều hay ghé Cửu đỉnh để hiểu hơn lịch sử của quốc gia.

Với những giá trị tiêu biểu, độc đáo về hình thức, nội dung thông tin, đặc biệt là các giá trị về mối quan hệ giao thoa và tiếp xúc văn hóa xã hội của đất nước Việt Nam với các quốc gia trong khu vực Đông Á, tại Hội nghị toàn thể lần thứ 10, Uỷ ban Ký ức thế giới UNESCO Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hồ sơ “Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế” đã được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới với số phiếu 23/23 nước tham gia.

Những họa tiết đúc nổi trên 9 đỉnh đồng tại Cửu đỉnh được vua Minh Mạng cho đúc từ năm 1835 đến 1837 nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. (Ảnh: Đình Hoàng).
Những họa tiết đúc nổi trên 9 đỉnh đồng tại Cửu đỉnh được vua Minh Mạng cho đúc từ năm 1835 đến 1837 nhằm biểu thị sự trường tồn của triều đại, sự giàu đẹp và thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của đất nước Việt Nam. (Ảnh: Đình Hoàng).

Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế được vinh danh là niềm tự hào của Việt Nam nói chung và của tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng, điều này đã gia tăng thương hiệu di sản Huế, một điểm đến 8 di sản.

Và đây cũng là nền tảng và là món quà để khẳng định mục tiêu đưa Thừa Thiên Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương trên nền tảng bản sắc văn hóa Huế.

8 di sản của Huế được UNESCO công nhận là di sản thế giới và di sản khu vực, trong đó có 5 di sản của riêng Huế gồm: Quần thể Di tích Cố đô Huế (1993); Âm nhạc cung đình Việt Nam - Nhã nhạc (2003);Mộc bản triều Nguyễn (2009); Châu bản triều Nguyễn (2014); Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016); Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế 92024) và 2 di sản chung với các địa phương khác là: Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017).

Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có gần 1.000 di tích, trong đó có 3 di tích cấp quốc gia đặc biệt, 88 di tích cấp quốc gia và 90 di tích cấp tỉnh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/cuu-dinh-hoang-cung-hue-duoc-vinh-danh-di-san-van-hoa-the-gioi-post682448.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/cuu-dinh-hoang-cung-hue-duoc-vinh-danh-di-san-van-hoa-the-gioi-post682448.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cửu đỉnh - Hoàng cung Huế được vinh danh di sản văn hóa thế giới