Theo kế hoạch, số gỗ của 3 cây sưa đỏ sau khi chặt hạ sẽ được bàn giao cho Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội tiếp nhận và bảo quản, đồng thời thực hiện thanh lý gỗ theo quy định.
Cây sưa 100 tuổi dù đã chết khô nhưng phần vỏ rất mỏng, còn phần lõi gỗ được mọi người nhận xét là rất to và đẹp
Nhiều người dân hiếu kỳ phải sờ tận tay, nhìn tận mắt phần vân gỗ của cây sưa 100 tuổi
Có người thì thấy gỗ sưa có mùi thơm nên ngửi tận nơi
Một người đàn ông còn nhặt cả mùn gỗ sưa về để đốt vì thích mùi hương của nó
Cơ quan chức năng dự kiến để chặt hạ 3 cây sưa đỏ đã chết sẽ mất khoảng 2-3 ngày
Trước đó, thời gian qua, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm xuất hiện nhiều cây xanh bị chết khô, tróc vỏ gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn với du khách tham quan. Theo kết quả khảo sát của Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội, trong vườn hồ Hoàn Kiếm có 5 cây xanh bị chết, gồm 3 cây sưa, 1 cây bằng lăng và 1 cây muồng. 3 cây sưa chết gồm: 1 cây ở đối diện ngã ba Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng, đường kính 59cm, chiều cao 10-12m. Hai cây còn lại ở gần đồng hồ hoa Thuỵ Sỹ và sát mép hồ, trong đó 1 cây có đường kính 40cm, chiều cao 5-6m và 1 cây có đường kính 35cm, chiều cao 8-10m. Đối diện số 31 Đinh Tiên Hoàng có 1 cây bằng lăng bị chết, đường kính 26cm, chiều cao 8-10m. Đối diện ngã 3 Hàng Trống - Lê Thái Tổ có 1 cây muồng bị chết, đường kính 19cm, chiều cao 5-6m. |