Một người đàn ông lớn tuổi thu thập những quả anh đào tươi ở ngoại ô Srinagar, Ấn Độ. Ảnh: Sopa Images / Lightrocket / Getty Images
Không riêng Ấn Độ, các quốc gia khác trên thế giới cũng sẽ đối mặt với những vấn đề tương tự.
UNFPA cho biết số người từ 60 tuổi trở lên trên toàn thế giới được dự báo sẽ tăng gấp đôi và đạt 2,1 tỷ người vào năm 2050. Cơ quan này nhấn mạnh rằng sự gia tăng về số lượng và tỷ lệ người cao tuổi sẽ xuất hiện rõ nét ở mọi khu vực trên thế giới. Những nơi kém phát triển hơn sẽ ghi nhận tỷ lệ dân số già tăng cao hơn.
Dân số già ở Ấn Độ gia tăng sẽ gây ra hàng loạt thách thức về kinh tế, văn hoá xã hội. UNFPA lưu ý rằng số lượng goá phụ sẽ tăng vì phụ nữ thường sống lâu hơn nam giới. Do đó, các chính sách và chương trình phải đặc biệt tập trung vào nhu cầu của nhóm tuổi này.
Nghiên cứu cho biết phụ nữ nông thôn Ấn Độ sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn những người sống ở thành thị. Họ phải đối mặt với sự cô lập, giao thông khó khăn, thu nhập không ổn định và thiếu thốn dịch vụ chăm sóc sức khoẻ phù hợp.
Báo cáo cho biết tình trạng thu nhập thấp hoặc không có thu nhập, trong khi chi phí chăm sóc sức khoẻ ngày càng tăng sẽ đặt gánh nặng lớn lên dân số già của đất nước.
Theo số liệu UNFPA trích dẫn từ nghiên cứu Longitudinal Ageing Study in India, 51% nam giới từ 60 tuổi trở lên đi làm, nhưng chỉ có 22% phụ nữ độ tuổi này làm điều tương tự.
Tỷ lệ người cao tuổi ở nông thôn đi làm (40%) cao hơn so với khu vực thành thị (25,6%). Họ làm các công việc trong lĩnh vực nông nghiệp, ngư nghiệp hoặc lâm nghiệp.
Theo CNBC