Đập tràn giữ nước có kiến trúc 'lạ mắt' đã hình thành trên sông Tô Lịch
Theo Nhóm PV Thời sự•24/06/2025 11:54
Sau hơn 4 tháng thi công, đến nay công trình đập tràn giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch đã hình thành. Công trình vừa có chức năng giữ, điều hòa lượng nước ổn định trên sông Tô Lịch, vừa có kiến trúc “lạ mắt” trên tuyến sông này.
Công trình đập tràn giữ nước đầu tiên trên sông Tô Lịch đã cơ bản xong phần xây lắp tại khu vực Cầu Quang (xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì). Để phục vụ dự án lấy nước sông Hồng vào sông Tô Lịch, UBND TP Hà Nội đã nhất trí giao cho các sở, ngành chuyên môn thực hiện dự án xây dựng 3 đập tràn để giữ nước trên sông.
3 đập tràn giữ nước được xác định ở các vị trí, gồm: Cầu Cót (Yên Hòa, Cầu Giấy), cầu Dậu (Linh Đàm, Hoàng Mai), cầu Quang (Thanh Liệt, Thanh Trì).
Mục đích của các công trình này là sau khi lấy nước từ sông Hồng vào sẽ giữ mực nước ổn định theo ý muốn, tránh việc nước trôi nhanh ra sông Nhuệ. Trong 3 đập, công trình đập tràn tại Cầu Quang được xây dựng sớm nhất, hiện các đơn vị thi công đã hoàn thành cơ bản phần xây lắp công trình.
Công trình đập tràn tại khu vực Cầu Quang bao gồm 2 lớp đập giữ nước kèm đài quan sát được nhìn từ trên cao.
Sau khi xây xong 2 lớp tường chắn bờ đập và dựng đài quan sát, hiện các đơn vị thi công đang đổ bê tông tạo tường chắn, đổ mái chống sạt lở hai bên bờ sông.
Theo tiến độ thành phố Hà Nội yêu cầu, trong tháng 8/2025, công trình đập tràn sẽ xong, từ tháng 9/2025 việc lấy nước vào sông Tô Lịch sẽ được thực hiện.
Hồ Sen rộng khoảng 5,2ha sẽ được thu hồi làm hồ lắng, đây sẽ là hồ trung gian cho việc bổ cập nước vào hồ Tây, sau đó chảy ra sông Tô Lịch nhằm mục đích làm sạch dòng sông này.
Bình luận của bạn đã được gửi và sẽ hiển thị sau khi được duyệt bởi ban biên tập.
Ban biên tập giữ quyền biên tập nội dung bình luận để phù hợp với qui định nội dung của Báo.
Từ dữ liệu ảnh vệ tinh, các nhà khoa học có thể đưa ra những con số chi tiết về diễn biến nước biển dâng để hỗ trợ phòng chống thiên tai và các tai biến ở vùng bờ.
Theo tờ Kyiv Independent, trong thông báo ngày 11/7, Bộ Kinh tế Ukraine cho biết, Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cung cấp 200 triệu USD trong 5 năm tới để chuẩn bị các dự án tái thiết quy mô lớn của Ukraine.
Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) đang được hoàn thiện với nhiều điểm mới nổi bật, trong đó đáng chú ý là việc tăng cường phân cấp mạnh mẽ cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thúc đẩy liên thông dựa trên phương thức đào tạo. Nhiều nhà giáo tại các trường cao đẳng nghề cho rằng những thay đổi này được kỳ vọng sẽ tạo ra cơ hội lớn, đồng thời đặt ra không ít thách thức, đòi hỏi các trường cần chủ động đổi mới cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam.