Dấu hiệu nhận biết stress ở trẻ và cách phòng tránh

Phạm Hoa - Việt Anh | 23/11/2023, 08:25
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Hầu hết các bậc cha mẹ đều nghĩ rằng trẻ nhỏ thường vô tư, không lo lắng gì. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ lại dễ bị khủng hoảng tâm lý, dễ stress hơn người lớn nhiều

Bị rối loạn về giấc ngủ: Trẻ thường xuyên cảm thấy mất ngủ và khó ngủ trong thời gian dài. Hay kêu mệt mỏi và thèm ngủ.

Có những thay đổi trong cách cư xử và hành động: Trẻ sẽ chú ý đến bản thân mình nhiều hơn, thay đổi cách cư xử với mọi người hoặc phát sinh những tính cách mà trước nay không hề có. Trẻ có thể nói dối, ăn cắp vặt hay cãi lời người lớn trong mọi tình huống.

Trong một số trường hợp, với những trẻ nhỏ, hành vi như mút ngón tay, đái dầm, nghiến răng cũng có thể cho thấy trẻ đang gặp căng thẳng.

stress-o-tre-nho-2.png
Trò chuyện với bạn bè người thân giúp trẻ giải toả căng thẳng

Cách giúp trẻ giải quyết căng thẳng

Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Hạn chế cho bé dùng thực phẩm công nghiệp, nhiều đường hay dầu mỡ; nên chú trọng các loại rau củ quả xanh, thực phẩm tự nhiên cũng như áp dụng quy trình ăn uống đúng bữa, khoa học.

Tăng cường vận động thể chất cho trẻ: Quá trình vận động có tác dụng kích thích cơ bắp phát triển, đẩy mạnh tuần hòa, hô hấp cùng sự điều hòa “nhịp sống” cho toàn bộ cơ thể. Tập thể dục, thể thao nhẹ vừa sức còn được chứng minh có thể hỗ trợ trẻ trong nhiều độ tuổi, giảm thiểu stress không ít, nhờ lợi ích “giải phóng” áp lực cũng như mệt mỏi thường nhật.

Lên thời gian biểu cho trẻ chơi: Lên kế hoạch hoạt động để trẻ có thể bộc lộ cảm xúc của mình thông qua trò chơi. Sách, hoạt động mỹ thuật, chơi trò con rối và vẽ cho phép trẻ nghĩ và bộc lộ cảm xúc của mình.

Hiểu được tâm tính của trẻ: Hãy giảm bớt hoạt động khi bạn thấy những tín hiệu của sự căng thẳng trong hành vi của trẻ. Cho phép trẻ làm theo cách riêng của chúng. Tổ chức các hoạt động sao cho trẻ có thể hợp tác với bạn khác, nới lỏng sự cạnh tranh giữa chúng. Dành cho trẻ sự âu yếm, sự yên tâm và những lịch trình quen thuộc như giờ đi ngủ hoặc giờ kể chuyện trước khi ngủ. Có thể cho trẻ một thứ đồ chơi đặc biệt để trẻ thấy yên tâm.

Dành thời gian cho trẻ: Khi trẻ cần nói chuyện hoặc đơn giản là chỉ ở trong phòng cùng bạn thì hãy dành thời gian cho trẻ. Ngay cả khi trẻ lớn hơn thì “thời gian chất lượng” này vẫn rất quan trọng. Hãy thể hiện sự quan tâm đến cuộc sống của con bạn, bất kể tuổi tác của chúng, bạn hãy cho trẻ thấy rằng con thật quan trọng đối với bạn.

Làm gương cho trẻ: Trẻ học rất nhiều từ chúng ta, bất kể điều đó là tốt hay xấu. Hãy nhớ rằng trẻ bắt chước rất nhanh và chúng cũng có thể xử lý với căng thẳng giống như cách mà chúng vẫn thấy người lớn làm. Trong một số trường hợp, đặc biệt đối với trẻ lớn thì nên giải thích tại sao việc đó lại được làm như vậy. Lời giải thích này sẽ làm dịu đi phản ứng của trẻ.

Nếu con bạn đã lớn, hãy giúp chúng học cách tự giải quyết những vấn đề của mình và đưa ra các cách giải quyết. Điều này giúp chúng hình thành tính độc lập, luôn có nhiều lựa chọn, tìm ra giải pháp hoặc tìm ra cách làm hài lòng bản thân.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dấu hiệu nhận biết stress ở trẻ và cách phòng tránh