Đau lòng những vụ trẻ vị thành niên sát hại người thân: Vì đâu nên nỗi?

01/11/2023, 07:14
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Thời gian qua, liên tiếp xảy ra những vụ án mạng đau lòng xuất phát từ những mâu thuẫn giữa phụ huynh và con trẻ đã dồn nén, thậm chí biến thành lòng thù hận âm ỉ khiến những đứa trẻ ở lứa tuổi vị thành niên trở thành kẻ sát nhân.

TS. Hiếu cho rằng, hiện nay giới trẻ đang bị “bủa vây” từ các yếu tố bất lợi trong môi trường sống, đặc biệt là tác động tiêu cực từ trò chơi game bạo lực, ấn phẩm bạo lực phản văn hóa đầy rẫy trên không gian mạng cùng phim ảnh nước ngoài. Điều này tác động sâu sắc đến định hướng giá trị, thẩm mỹ, phong cách ứng xử.

Bên cạnh đó, do áp lực cuộc sống, bươn chải mưu sinh, nên nhiều gia đình bố mẹ không có thời gian để quan tâm đến con cái, đời sống xã hội với nhiều cám dỗ, cuốn các thành viên chạy theo danh lợi phù phiếm, làm mọi việc vì tiền, khiến sợi dây liên kết giữa các thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo...

Cùng phân tích về vấn đề này, thiếu tá Cường cho biết, trong lứa tuổi này là các em rất muốn thể hiện rằng bản thân rằng mình đã lớn rồi, đến khi bố mẹ nói thì các em lại có suy nghĩ “thôi con biết rồi, khổ lắm cứ nói mãi..." Nhưng vì em không hiểu được bố mẹ, bởi họ nói mãi như vậy chỉ muốn tốt cho con cái, vì lo sợ ở độ tuổi này dễ “lầm đường lạc lối” mới khuyên bảo. Ngược lại, bố mẹ cũng chưa hiểu hết được tâm lý, suy nghĩ con cái mình trong độ tuổi này".

Theo thiếu tá Cường, ở độ tuổi này các em muốn khám phá, muốn tìm hiểu những thứ xung quanh. Nhưng lại bị ràng buộc bởi những quy tắc, quy định trong gia đình. Ví dụ khi các bạn trẻ muốn đi vui chơi, trải nghiệm, hay thậm chí đi qua đêm nhưng khi xin phép thì có thể nhận được những lời khuyên từ bố mẹ như “con ơi ra ngoài thế này, thế kia…” hoặc bị ngăn cấm.

“Về mặt tâm lý, các em sẽ muốn thoát ra khỏi sự quản lý cũng như quy tắc của gia đình để không bị xem là trẻ con nữa. Nhưng về kỹ năng sống, kỹ năng thích nghi thì các em chưa có kinh nghiệm sẽ nhận được lời khuyên từ gia đình và bị kiềm chế. Sự kiềm chế của các em như một nút thắt, nếu căng quá sẽ bị bục…” - thiếu tá Cường nói.

Giải pháp căn cơ nhất là giáo dục

Theo TS. Đào Trung Hiếu, để phòng ngừa, ngăn chặn hiện tượng trẻ hóa tội phạm, giải pháp căn cơ nhất là giáo dục. Cần phải thay đổi hướng đến việc bồi dưỡng nhân cách con người, dạy con người hướng vào trong để quản trị được chính bản thân mình, thay vì nhồi nhét kiến thức. Nếu thiếu vắng đi việc dạy làm người, sản phẩm đầu ra sẽ chỉ là những con rô bốt “chạy bằng cơm”.

Do đó, về đạo đức, hãy dạy trẻ về sự vị tha. Rèn sự vị tha bằng các bài học đạo đức, bằng gương sáng vĩ nhân, những anh hùng dân tộc, người có đóng góp lớn trong lịch sử dân tộc… Khi trẻ được bồi dưỡng về lòng vị tha, sẽ từng bước nhận diện được và kiểm soát độc tố trong tâm hồn, đó là tâm tham cầu, vị kỷ, lợi mình - những thứ là nguồn cơn của tội ác.

Về trí tuệ, dạy trẻ tư duy nhân quả và tư duy đa chiều trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Đó là tư duy vua; Về nghị lực, dạy trẻ trau dồi các phẩm chất như sự kiên trì, chịu đựng áp lực của cuộc sống; sự mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám bảo vệ lẽ phải, điều thiện, sự công bằng; sự bình tĩnh, kiềm chế trước những sự bất như ý, kiểm soát được cảm xúc, các quá trình tâm lý của bản thân…

Vẫn theo TS, Hiếu, việc giáo dục, dạy dỗ con trẻ không chỉ có “khẩu giáo” nghĩa là giáo huấn, mà bản thân người lớn phải nêu gương từ hành động của mình, đó là “thân giáo”. Như vậy, gia đình, nhà trường và xã hội cần tạo cho trẻ môi trường thuận lợi để phát triển nhân cách tích cực, tiến bộ, nhân văn.

Bên cạnh đó cần phát huy truyền thống đạo đức của gia đình Việt Nam, duy trì gia phong, gia đạo, ông bà cha mẹ gương mẫu, con cháu thảo hiền… Nhà trường cần tăng cường trang bị kỹ năng sống cho học sinh, nhấn mạnh chức năng giáo dục con người, thay vì chỉ đào tạo, trang bị kiến thức.

Các ngành chức năng cần tích cực triển khai các giải pháp làm lành mạnh hóa đời sống văn hóa, đấu tranh mạnh mẽ với những yếu tố tiêu cực xã hội trên không gian mạng, trò chơi, phim ảnh bạo lực, đồi trụy, xây dựng những cộng đồng dân cư an toàn, văn minh, phòng chống tội phạm ngay từ cơ sở.

Liên quan đến các vụ án trên, tiến sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Văn phòng luật sư Chính Pháp cho biết, theo quy định của pháp luật người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tại thời điểm thực hiện hành vi phạm tội, đối tượng này chưa đủ 18 tuổi nên mức án phải đối mặt sẽ không quá 12 năm tù.
Theo ([Tên nguồn])
https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/dau-long-nhung-vu-tre-vi-thanh-nien-sat-hai-nguoi-than-vi-dau-nen-noi-c51a1514714.html
Copy Link
https://www.24h.com.vn/an-ninh-hinh-su/dau-long-nhung-vu-tre-vi-thanh-nien-sat-hai-nguoi-than-vi-dau-nen-noi-c51a1514714.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đau lòng những vụ trẻ vị thành niên sát hại người thân: Vì đâu nên nỗi?