Dạy chay nhưng phải học thực với môn Giáo dục địa phương

Hà Linh | 10/11/2022, 06:00
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Đã gần hết một học kỳ, song nội dung Giáo dục địa phương (GDĐP) đối với lớp 3, 7, 10 tại Điện Biên vẫn chưa có sách.

Dạy 'chay' nhưng phải học thực với môn Giáo dục địa phương ảnh 1
Một giờ học Địa lý của cô và trò Trường THCS Pom Lót, huyện Điện Biên. Ảnh: TG

Đối với Trường Tiểu học và THCS Nà Sáy, huyện Tuần Giáo, mỗi nội dung sẽ được bố trí một giáo viên giảng dạy bộ môn tương ứng phụ trách. Cô Lò Thị Tú, giáo viên môn Ngữ văn – Lịch sử được nhà trường phân công giảng dạy nội dung liên quan đến phần lịch sử.

Cô Tú cho hay, năm thứ 2 tham gia giảng dạy nội dung này nên bản thân đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Cùng với việc phân công phù hợp của nhà trường, giáo viên không mất quá nhiều thời gian để tìm hiểu, xây dựng giáo án, bài giảng.

Đối với Trường PTDTBT Tiểu học và THCS Mường Luân (huyện Điện Biên Đông), do thiếu giáo viên bộ môn nên toàn bộ nội dung GDĐP được giao cho 1 người phụ trách. Theo đại diện nhà trường, việc phân công sắp xếp này không ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn và phù hợp với thực tế đơn vị.

“Mặc dù chưa có sách, nhưng nội dung học là thông tin gắn với địa bàn nên giáo viên sẽ giao cho học sinh tìm hiểu từ trước, thông qua ông bà, bố mẹ, người thân trong gia đình, sách báo, tivi. Bản thân giáo viên cũng chủ động nghiên cứu thêm thông tin địa phương từ nhiều nguồn khác nhau và tìm kiếm hình ảnh liên quan đến nội dung bài học để giúp giờ học trực quan, sinh động”, cô Tuyết chia sẻ.

Đối với cấp THPT có phần thuận lợi hơn, do đa phần học sinh đã sử dụng điện thoại thông minh, có thể tham khảo sách điện tử và tìm kiếm thông tin trên mạng Internet. Tại Trường THPT Mường Nhà, theo thầy Hiệu trưởng Đỗ Cao Thượng, giáo viên và học sinh đều được tiếp cận tài liệu học tập đầy đủ.

“Môn học này đã thân quen, gắn với nơi các em sinh ra và lớn lên, nên quan trọng nhất trong triển khai là cách thức truyền tải thông tin, tương tác giữa thầy và trò như thế nào. Bởi vậy, nhà trường chỉ đạo giáo viên tích cực, sáng tạo, đồng thời sưu tầm, trình chiếu nhiều video, hình ảnh thực tế. Dù phải dùng tài liệu điện tử, học sinh vẫn chủ động tìm hiểu, nhiệt tình và thích thú, sôi nổi học”, thầy Thượng nói.

“Cán bộ, giáo viên không chỉ được tham gia tập huấn triển khai môn học do sở tổ chức, mà về huyện còn được trao đổi, chia sẻ tài liệu, nội dung, hình thức tổ chức, sao cho linh hoạt phù hợp với từng địa phương. Chúng tôi huyến khích các trường có cách dạy sáng tạo, hiệu quả. Vì vậy dù chưa có sách, thầy cô vẫn sử dụng tài liệu điện tử và tự tìm tòi thêm thông tin để giảng dạy đồng bộ cùng các môn học khác”, ông Tuân chia sẻ.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/day-chay-nhung-phai-hoc-thuc-voi-mon-giao-duc-dia-phuong-post614628.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/day-chay-nhung-phai-hoc-thuc-voi-mon-giao-duc-dia-phuong-post614628.html
Bài liên quan
Quảng Ninh dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 5
Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh vừa tổ chức dạy thực nghiệm tài liệu giáo dục địa phương lớp 5 sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dạy chay nhưng phải học thực với môn Giáo dục địa phương