Để mầm non tư thục không trở thành ám ảnh

18/09/2023, 16:50
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Nhóm trẻ mầm non độc lập ở các khu đông công nhân, người lao động đã tạo điều kiện để cha mẹ trẻ yên tâm làm việc.

Tháo gỡ hạn chế

Trên thực tế, thời gian qua đã xảy ra không ít vấn đề đáng lo ngại từ nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, mầm non độc lập tư thục khiến xã hội, cha mẹ mất lòng tin thậm chí để lại nỗi lo, sự ám ảnh.

TS Nguyễn Thị Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương, chỉ ra khó khăn của các cơ sở GDMN độc lập là nhân lực quản lý, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn chưa đảm bảo dẫn đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn, thanh/kiểm tra, giám sát hoạt động chưa hiệu quả.

Ở cấp địa phương, cán bộ UBND xã (phường) phụ trách quản lý nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, mầm non độc lập, tư thục là cán bộ văn hóa; hoặc phải kiêm nhiệm nhiều công việc và không có chuyên môn về giáo dục nên khó có sự chỉ đạo, kiểm tra chuyên môn sâu sát.

“Trong khi đó, vai trò hỗ trợ của phòng GD&ĐT trên địa bàn còn nhiều hạn chế bởi nguồn nhân lực mỏng, không thể sát sao trong công tác quản lý.

Các trường mầm non công lập trên địa bàn (xã/phường) có trách nhiệm hỗ trợ chuyên môn cho cơ sở mầm non tư thục, nhưng khối lượng công việc của cán bộ quản lý tại các trường mầm non công lập khá lớn, dẫn tới khó khăn trong việc bố trí quỹ thời gian hỗ trợ chuyên môn bên ngoài” – TS Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh.

TS Nguyễn Ngọc Hiền, thành viên Tiểu ban GDMN, Hội đồng quốc gia phát triển nguồn nhân lực, cũng khẳng định vai trò đóng góp của các cơ sở GDMN độc lập, tuy nhiên còn có nhiều hạn chế cần tháo gỡ.

“Chủ cơ sở GDMN độc lập hiện nay phần lớn không có chuyên môn về GDMN. Khả năng tự tổ chức bồi dưỡng, tập huấn, nâng cao năng lực chuyên môn, học tập nâng chuẩn trình độ đào tạo hạn chế.

Còn có tình trạng giáo viên chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tại các cơ sở GDMN độc lập chưa đạt chuẩn, chưa qua đào tạo sư phạm mầm non, chỉ có chứng chỉ nghiệp vụ mầm non.

Người chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em tại các nhóm trẻ có tối đa 7 trẻ có trình độ thấp, thiếu cơ hội được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Đội ngũ không ổn định, tình trạng giáo viên mầm non tại các cơ sở GDMN độc lập tư thục nghỉ làm, chuyển chỗ làm xảy ra thường xuyên...”, TS Nguyễn Ngọc Hiền nêu ra những bất cập.

Đóng góp của các cơ sở GDMN độc lập là không thể phủ nhận, trong khi các cơ sở công lập chưa thay thế được thì vai trò quản lý Nhà nước phải được đặt ra.

Khuyến khích đầu tư xã hội hóa cho GDMN ngoài công lập thế nào, việc phát triển các cơ sở này để chia sẻ với GDMN công lập cần được tính toán.

Mô hình phòng, lớp học, nhóm trẻ độc lập và học phí ở các nhóm lớp này, vấn đề cơ sở vật chất không đảm bảo theo yêu cầu, thiếu trang thiết bị, thiếu kỹ năng của giáo viên… Cần phải có hành lang pháp lý, quy định, hỗ trợ hoạt động, đề xuất chính sách phát triển. - Ông Nguyễn Đắc Vinh (Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội)

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/de-mam-non-tu-thuc-khong-tro-thanh-am-anh-post654399.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/de-mam-non-tu-thuc-khong-tro-thanh-am-anh-post654399.html
Bài liên quan
Nghi Sơn nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Xác định đầu tư cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục, với mục tiêu hết năm 2025 có 84% trường học đạt chuẩn quốc gia, những năm qua, ngành Giáo dục thị xã Nghi Sơn (tỉnh Thanh Hóa) đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn từng bước được nâng lên, công tác quản lý giáo dục được đổi mới, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên không ngừng phát triển về mọi mặt.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Để mầm non tư thục không trở thành ám ảnh