Đề xuất 3 phương án tăng mức đóng BHYT

Theo An Chi | 05/03/2024, 11:09
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mức đóng BHYT hiện được xác định theo tỉ lệ phần trăm tiền lương tháng tính đóng BHXH, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở tùy nhóm tham gia, hiện bằng 4,5% và tối đa 6%.

Bộ Y tế đang lấy ý kiến các cơ quan liên quan về dự thảo Luật BHYT sửa đổi, trong đó có đề xuất 3 phương án tăng mức đóng BHYT. Lộ trình nâng mức đóng này theo hướng tăng tỉ lệ đóng từ năm 2025 để đạt tối đa 6% tiền lương cơ sở hoặc lương tháng vào năm 2035, theo TTXVN.

Phương án đầu tiên là giữ nguyên mức đóng tối đa 6% như hiện nay nhưng đưa lộ trình tăng mức đóng vào luật sửa đổi. Từ ngày 1-1-2025, tiền đóng tăng lên bằng 5,1% lương tháng tính đóng BHXH của người lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở. Từ ngày 1-1-2035, mức đóng tăng lên 6% lương tháng của người lao động. Theo đó, lộ trình này làm tăng chi ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, hộ gia đình và người lao động.

Đề xuất 3 phương án tăng mức đóng BHYT- Ảnh 1.

Phương án thứ hai là mức đóng tối đa được giữ nguyên 6% như luật hiện hành song lộ trình nâng với tỷ lệ cao hơn. Từ ngày 1-1-2025, tiền đóng tăng lên 5,4% lương tháng của người lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở, tùy vào nhóm tham gia. Từ ngày 1-1-2035, mức đóng tăng lên 6%. Phương án này cũng làm tăng chi phí của ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, người lao động lẫn hộ gia đình.

Một đề xuất nữa là giữ nguyên quy định hiện hành mức đóng tối đa 6%, chưa tính đến lộ trình tăng nhưng giao Chính phủ quy định khi cần thiết. Phương án này tuy không làm tăng chi phí của xã hội nhưng rất khó để Chính phủ quyết định thời điểm tăng do luật không quy định. Các cơ sở y tế đối mặt với gánh nặng chi phí trong bối cảnh người khám, chữa bệnh bằng BHYT tăng, quỹ BHYT có thể mất cân đối thu chi.

Mức đóng BHYT hiện được xác định theo tỷ lệ phần trăm tiền lương tháng tính đóng BHXH, lương hưu, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở tùy nhóm tham gia, hiện bằng 4,5% và tối đa 6%.

Việc sửa đổi trên nhằm đảm bảo quyền lợi bảo hiểm y tế phù hợp với nhu cầu của người dân trong chăm sóc sức khỏe, phù hợp khả năng chi trả của quỹ BHYT; tăng khả năng trong điều hành và quản lý, sử dụng quỹ BHYT.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đề xuất 3 phương án tăng mức đóng BHYT