Phương án hai, mức đóng tối đa được giữ nguyên 6% như luật hiện hành song lộ trình nâng với tỷ lệ cao hơn. Cụ thể, từ ngày 1/1/2025 mức đóng tăng lên 5,4% lương tháng của người lao động, trợ cấp thất nghiệp hoặc lương cơ sở, tùy vào nhóm tham gia. Từ ngày 1/1/2035, mức đóng tăng lên 6%.
Tương tự như phương án đầu, lộ trình này cũng làm tăng chi phí của ngân sách nhà nước, doanh nghiệp, người lao động lẫn hộ gia đình. Cụ thể, nếu mức đóng tăng lên 5,4% vào năm 2025 thì ngân sách nhà nước chi bổ sung gần 8.500 tỷ đồng; doanh nghiệp chi thêm hơn 5.840 tỷ đồng; người lao động tăng chi 2.920 tỷ đồng và hộ gia đình thêm gần 4.870 tỷ đồng.
Phương án ba giữ nguyên quy định hiện hành mức đóng tối đa 6%, chưa tính đến lộ trình tăng nhưng giao Chính phủ quy định khi cần thiết. Phương án này không làm tăng chi phí của xã hội song rất khó để Chính phủ quyết định thời điểm tăng do luật không quy định. Các cơ sở y tế đối mặt với gánh nặng chi phí trong bối cảnh người khám chữa BHYT tăng, Quỹ Bảo hiểm y tế có thể mất cân đối thu chi.
Người dân khám chữa tại Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình TP HCM cuối năm 2022. Ảnh: Như Quỳnh
Sau khi đánh giá lợi và hại, Bộ Y tế lựa chọn phương án ba vì không gây tăng chi từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp lẫn hỗ trợ thân nhân người lao động. Lộ trình tăng như hai phương án đầu sẽ được cân nhắc trong lần sửa đổi tổng thể Luật Bảo hiểm y tế sau này khi đủ điều kiện kinh tế xã hội và thời gian nghiên cứu.
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi dự kiến trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Cuối năm 2023, cả nước có gần 93,7 triệu người tham gia BHYT, tỷ lệ bao phủ trên 93% dân số. Việt Nam đặt mục tiêu năm 2025 bao phủ BHYT trên 95% dân số.