ĐHĐCĐ ACB: Kế hoạch tăng trưởng tín dụng 9,7%, duy trì cho vay BĐS ở mức thấp

13/04/2023, 11:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Sáng nay (ngày 13/4), Ngân hàng TMCP Á Châu đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2023, qua đó thông qua các nội dung về kế hoạch hoạt động năm nay và bầu Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 - 2028.

=> Tổng Giám đốc ACB, ông Từ Tiến Phát cho biết, kết quả kinh doanh khả quan, lợi nhuận hợp nhất đạt hơn 5.120 tỷ đồng, tăng trưởng 54% so với cùng kỳ, đạt 26% so với kế hoạch năm, tự tin hoàn thành kế hoạch cả năm.

Tăng trưởng tín dụng giảm 0,6%, ảnh hưởng bởi sự giảm tốc của nền kinh tế. Song, trong tháng 3, tăng trưởng tín dụng tăng 2,2% so với tháng 2, hồi phục so với hai tháng đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu đang duy trì thấp hơn 1%.

Quy mô tín dụng năm nay tăng trưởng khó khăn. Cơ cấu cho vay của ACB có 65% cho vay khách hàng cá nhân, 30% là khách hàng SME và dự đoán sẽ tăng trưởng mạnh trong các quý sau. 

Nói rõ hơn về vấn đề trái phiếu:

=> Ông Phát khẳng định không đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Khoản đầu tư trái phiếu có 85% đầu tư trái phiếu Chính phủ, còn lại đầu tư vào trái phiếu của các tổ chức tín dụng lớn, danh mục lành mạnh. Năm 2023, ngân hàng sẽ tiếp tục không đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, trừ trái phiếu các tổ chức tín dụng.

Tỷ lệ nợ xấu, cho vay bất động sản là bao nhiêu? 

=> Lãnh đạo ACB cho biết, tình hình nợ xấu ngành ngân hàng thời gian qua không có nhiều bước chuyển khả quan. Đến cuối quý I, tỷ lệ nợ xấu của ACB là khoảng 0,94%. Ngân hàng cũng sẽ quyết liệt hơn trong việc xử lý nợ xấu, có niềm tin kiểm soát nợ xấu dưới 1%. 

Về cho vay bất động sản, tỷ lệ của ACB là 24%. Trong đó, 82% là cho vay người mua nhà để ở, còn lại các doanh nghiệp vay trong nhiều lĩnh vực, riêng đối với lĩnh vực đầu tư dự án là dưới 1%.

Động lực tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đến từ đâu?

=> Theo đại diện ACB, kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 17% đến từ động lực tăng trưởng phí dịch vụ, đa dạng nguồn vốn, tiết giảm chi phí vốn. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng có khoản hoàn nhập trích lập dự phòng liên quan đến Covid-19 và thu hồi khoản tồn tại từ nhiều năm trước. 

Một trong những nguồn thu lớn của ACB trong năm nay đến từ thẻ ACB khi các mảng khác kinh doanh khó khăn. Quý I tăng 78% (thẻ quốc tế) so với tăng trưởng toàn ngành là 34%, chiếm thị phần 8,1% thị phần thẻ quốc tế.

Hoạt động M&A các ngân hàng khác:

=> ACB đánh giá chưa có ngân hàng phù hợp để thực hiện M&A, sẽ tiếp tục theo dõi, có cơ hội sẽ mua lại. Trọng tâm hoạt động của ngân hàng sắp tới vẫn là các hoạt động trong nước, chưa có kế hoạch mở chi nhánh ở nước ngoài. 

Chiến lược của ACB trong 3 năm tới:

=> Các chiến lược bao gồm tập trung phát triển khách hàng phù hợp phân khúc định vị; xây dựng ngân hàng số, số hóa toàn bộ dịch vụ; tối ưu nguồn lực phù hợp tình hình vĩ mô.   

ACB cũng cho biết sẽ liên kết với các hệ sinh thái số để đa dạng danh mục khách hàng, trước mắt đã đàm phán được với Momo. Ngoài ra, sắp tới, ACB sẽ công bố các kênh phân phối tự động. 

Tăng trưởng mảng tín dụng doanh nghiệp:

=> Ngân hàng khẳng định sẽ kiên định phát triển doanh nghiệp SME, nhưng bổ sung doanh nghiệp FDI trong các khu công nghiệp, khai thác sâu hệ sinh thái các doanh nghiệp lớn, các ngân hàng số, đặc biệt đẩy mạnh ngân hàng số liên quan đến mảng doanh nghiệp do đã đi khá nhanh trong thời gian qua. 

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/dhdcd-acb-ke-hoach-tang-truong-tin-dung-97-duy-tri-cho-vay-bds-o-muc-thap-4320234138598860.htm
Copy Link
https://doanhnghiepkinhdoanh.doanhnhanvn.vn/dhdcd-acb-ke-hoach-tang-truong-tin-dung-97-duy-tri-cho-vay-bds-o-muc-thap-4320234138598860.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
ĐHĐCĐ ACB: Kế hoạch tăng trưởng tín dụng 9,7%, duy trì cho vay BĐS ở mức thấp