Cầu có kiến trúc 5 vòm chịu lực mang hình tượng cặp rồng thời Lý, thân rồng cuộn hình chữ S, giữa đỉnh vòm là đầu cặp rồng cất cao, đối xứng nhau.
Để thi công hạng mục nhịp vòm thép, nhà thầu từng phải huy động cần cẩu nặng 800 tấn từ miền Nam di chuyển khoảng một tháng bằng đường thủy.
Hình ảnh cách điệu của rồng thời Lý uốn lượn ôm lấy thân cầu Kinh Dương Vương được nhìn từ trên cao.
Từ cây cầu này, người dân có thể tham quan nhiều danh lam thắng cảnh của Bắc Ninh như lăng Kinh Dương Vương, chùa Phật Tích.
Cầu Kinh Dương Vương là cầu thứ 6 bắc qua sông Đuống bên cạnh những cây cầu Đông Trù, Phù Đổng, Đuống, Hồ và Bình Than.
Phần đường dẫn của cầu Kinh Dương Vương chạy dài trên cánh đồng xanh ngát.
Cầu Kinh Dương Vương có vòm thép “Lưỡng Long Triều Nhật” với kiến trúc 5 nhịp vòm cao từ 40 - 67 m và 1 vòm thép cao tới 87m.
Kết cấu vòm thép uốn lượn mềm mại cùng dây văng là điểm nhấn của cây cầu Kinh Dương Vương.
Nhiều người tranh thủ ngày đầu khánh thành, các phương tiện tham gia giao thông chưa đi lại nhiều để chụp ảnh "check-in" trên cầu để lưu giữ kỷ niệm.
Đây là cây cầu có ý nghĩa quan trọng, hình thành mạng giao thông khép kín giữa khu vực Bắc Đuống và Nam Đuống của tỉnh Bắc Ninh, kết nối vùng với các tỉnh đồng bằng sông Hồng.