Người nói có thể không có ý gì, nhưng đối với trẻ, tâm lý của chúng sẽ bị ảnh hưởng, chúng dễ hiểu nhầm: "À, bố mẹ không yêu mình nữa". Điều này thực sự là một tổn thương lớn đối với trẻ, và chúng có thể sẽ mắc kẹt trong tâm lý mâu thuẫn "liệu bố mẹ có thực sự yêu mình không" trong một thời gian dài!
Đừng bàn luận về điểm số, thành tích trong dịp Tết, cá rằng đây là mong muốn của mọi đứa trẻ.
Việc thảo luận về điểm số, thành tích gần như trở thành một trong những chủ đề không thể thiếu trong dịp Tết của các bậc phụ huynh. Con nhà ai được điểm cao hơn, con nhà ai thành tích đi xuống, con nhà ai học giỏi, con nhà ai thi trượt…, tất cả đều bị lôi ra để nói. Đối với phụ huynh, có thể đó là một cách "khích tướng" để trẻ cạnh tranh hơn, hoặc đơn giản chỉ là một thái độ so sánh thường thấy.
Ảnh minh họa
Nhưng không phải chỉ có người lớn thích thể diện, trẻ em thực ra cũng thế. Những đứa trẻ học giỏi tự nhiên sẽ tự hào, nhưng đối với những đứa trẻ không học tốt, chúng sẽ cảm thấy không thể ngẩng đầu trước bạn bè cùng trang lứa, đặc biệt là anh chị em trong nhà.
Nếu bạn yêu trẻ, đừng dùng cái gọi là "khích tướng" hay "so sánh" để tổn thương trẻ, nhất là trong dịp Tết. Nếu muốn nói chuyện với trẻ, cổ vũ trẻ, hãy cố gắng khen ngợi chúng, đừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của lời nói và đừng đánh giá thấp tâm lý nhạy cảm của trẻ.