Kiểm toán nhà nước vừa ban hành Quyết định về việc kiểm toán hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô Hà Nội (Dự án).
Hiện nay, tại một số vị trí đường Vành đai 4 – Vùng Thủ đô còn vướng mắc về giải phóng mặt bằng nhà thầu phải thi công cầm chừng ảnh hưởng đến tiến độ dự án.
Soi tiến độ 4 công trình giao thông tại Hà Nội bao gồm đường vành đai 4 - vùng Thủ đô; đường vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1); nâng cấp quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai; cao tốc Đại lộ Thăng Long, đoạn nối từ quốc lộ 21 đến cao tốc Hà Nội - Hòa Bình.
UBND huyện Mê Linh đã đề xuất, xin ý kiến UBND thành phố xem xét cơ chế đặc thù trên địa bàn huyện để sớm hoàn thành việc thu hồi đất ở, bàn giao cho chủ đầu tư thi công.
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô, tuyến đường đi qua ba tỉnh, thành phố (Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh), kết nối cao tốc Hà Nội - Lào Cai và Nội Bài - Hạ Long có chiều dài 112,8 km.
TP Hà Nội vừa xác định 8 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để phấn đấu tỷ lệ giải ngân năm 2024 đạt tối thiểu 95% kế hoạch được giao, tỷ lệ giải ngân là một trong các tiêu chí quan trọng để xem xét đánh giá, xếp loại cuối năm.
Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 vùng Thủ đô có tổng chiều dài 112 km, đi qua các tỉnh thành phố Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong đó, đoạn qua Bắc Ninh hơn 25 km và tuyến nối dài 9,7 km.
Duyệt quy hoạch tỉnh Trà Vinh; Quảng Ninh sắp có thành phố thứ 5; vành đai 4 Hà Nội tăng vốn thêm gần 2.900 tỷ đồng; Vĩnh Phúc dự kiến khởi công dự án khép kín vành đai 3 vào năm 2024... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.
Tổng mức đầu tư của dự án Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội ước tính sẽ tăng thêm khoảng 2.881 tỷ đồng so với sơ bộ tổng mức đầu tư ban đầu theo Nghị quyết của Quốc hội. Nguyên nhân chủ yếu do áp dụng đơn giá bồi thường đất ở tính theo giá thị trường.
Theo báo cáo của các địa phương, quá trình triển khai thực tế đường vành đai 4, ước tính tổng mức đầu tư của dự án sẽ tăng thêm khoảng 2.881 tỷ đồng so với sơ bộ. Nguyên nhân chủ yếu do áp dụng đơn giá bồi thường đất ở tính theo giá thị trường.
Trên địa bàn Hà Nội hiện nay chưa có mỏ đất có giấy phép cấp cho các dự án xây dựng; qua khảo sát chỉ có 3 mỏ đất (chưa quy hoạch) với tổng trữ lượng khoảng 7,1 triệu m3, nhưng lại nằm trong quy hoạch rừng sản xuất hoặc đã có đề án đóng cửa mỏ, đang đề nghị tiếp tục khải thác.
Đường vành đai 4 đoạn trên địa bàn TP Hà Nội dài 59 km, đi qua 7 quận, huyện Sóc Sơn, Mê Linh, Đan Phượng, Hoài Đức, Hà Đông, Thanh Oai, Thường Tín. Tổng diện tích đất thu hồi để thực hiện dự án là 794 ha.
Hà Nội hiện đang triển khai một số dự án hạ tầng trọng điểm gồm metro Nhổn - Ga Hà Nội, vành đai 4, vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục và cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2.
Bắc Ninh cho biết sẽ đấu thầu rộng rãi trong nước, lựa chọn nhà thầu qua mạng đối với các gói thầu số 14 (trị giá 816,6 tỷ đồng), gói thầu số 15 (trị giá 587,8 tỷ đồng), gói thầu số 16 (trị giá 1.259 tỷ đồng) và các gói thầu số 25 - 27 của dự án đường song hành vành đai 4 với tổng giá trị gần 2.700 tỷ đồng.
Với mục tiêu phấn đấu đưa tuyến đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô vào khai thác năm 2027, Ban chỉ đạo xây dựng tuyến đường đang đẩy nhanh tiến độ về vốn, thi công, đồng thời xây dựng các khu tái định cư để ổn định đời sống cho người dân vùng di dời, giải tỏa mặt bằng.
Ba tỉnh, thành phố gồm Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh sẽ tập trung thực hiện công tác GPMB đối với các phần diện tích còn lại, dự kiến bàn giao 100% mặt bằng trước ngày 31/12 năm nay.