Forbes: Mục đích của Mỹ khi cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraine

19/10/2023, 15:08
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Trong cuộc xung đột ở Ukraine, các hệ thống phòng không Nga bố trí gần tiền tuyến đã đóng vai trò hiệu quả trong việc ngăn Ukraine sử dụng chiến đấu cơ và trực thăng hỗ trợ lực lượng phản công.

Quân đội Ukraine công bố video phóng tên lửa đạn đạo ATACMS.

Chuyên gia quân sự David Axe nhận định trên tạp chí Forbes rằng, Ukraine được bổ sung đáng kể năng lực săn lùng các hệ thống phòng không Nga nhờ tên lửa đạn đạo ATACMS do Mỹ cung cấp.

Hôm 17/10, quân đội Ukraine xác nhận đã lần đầu sử dụng tên lửa đạn đạo ATACMS để tập kích một sân bay Nga ở thành phố Berdyansk, miền nam Ukraine.

Video do đại tướng Valeriy Zaluzhnyy, Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine đăng tải, cho thấy khoảnh khắc các hệ thống HIMARS phóng 3 tên lửa đạn đạo ATACMS.

Cuộc tấn công kịch tính vào ban đêm đã rải hàng ngàn quả đạn con cỡ lựu đạn khắp các sân đỗ của sân bay quân sự Nga và được cho là đã phá hủy 9 trực thăng.

Một cuộc tập kích của tên lửa ATACMS trang bị đầu đạn chùm có thể gây ra thiệt hại lớn ở khu vực Nga bố trí các hệ thống tên lửa phòng không.

Forbes: Mục đích của Mỹ khi cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraine - 1

Quân đội Mỹ phóng thử một tên lửa đạn đạo ATACMS vào năm 2022.

"ATACMS là một vũ khí tầm xa đa năng, đặc biệt hiệu quả khi tấn công các mục tiêu như radar và tên lửa phòng không của đối phương", Carter Rogers, một sĩ quan quân đội Mỹ từng cho biết vào năm 1991.

Theo chuyên gia David Axe, Mỹ cung cấp cho Ukraine phiên bản tên lửa ATACMS nặng 2 tấn, sử dụng nhiên liệu rắn và đầu đạn chứa 950 quả đạn con. Tên lửa được thiết kế để phóng từ pháo phản lực HIMARS, sử dụng hệ thống dẫn đường quán tính và có tầm bắn khoảng 160km.

Mẫu tên lửa ATACMS chuyển cho Ukraine vốn được Mỹ thiết kế để áp chế các hệ thống phòng không đối phương. Tên lửa ATACMS còn có phiên bản trang bị đầu đạn xuyên phá hầm ngầm đối phương nhưng khi đó tên lửa chỉ mang theo một đầu đạn cỡ lớn duy nhất.

Trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991, quân đội Mỹ đã lần đầu đưa tên lửa ATACMS mang đầu đạn chùm vào thực chiến. Mục tiêu là khu vực Iraq bố trí các khẩu đội tên lửa phòng không S-75. Các tên lửa phòng không Iraq được coi là mối đe dọa với chiến đấu cơ của liên minh do Mỹ dẫn đầu.

Forbes: Mục đích của Mỹ khi cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraine - 2

Tên lửa đạn đạo ATACMS được Ukraine phóng vào tối ngày 17/10.

"Cuộc tấn công năm đó của tên lửa ATACMS đã diễn ra thành công. Tên lửa vô hiệu hóa hoàn toàn mục tiêu với độ chính xác cao", sĩ quan Rogers cho biết.

Chuyên gia David Axe nhận định, tên lửa ATACMS cung cấp cho Ukraine thêm lựa chọn tập kích các hệ thống phòng không Nga gần tiền tuyến. Từ đó, Ukraine có thể tạm thời tạo ra thời cơ để huy động chiến đấu cơ hỗ trợ các lực lượng tiến công trên mặt đất.

Tuy vậy, vẫn cần thời gian để đánh giá mức độ hiệu quả của vũ khí mới mà Mỹ cung cấp cho Ukraine. Trước đây, Mỹ từng cung cấp cho Ukraine tên lửa chống radar AGM-88 HARM với khả năng áp chế phòng không Nga. Nhưng sau một khoảng thời gian Ukraine sử dụng trong xung đột, quân đội Nga đã khắc chế hiệu quả mẫu tên lửa này.

Bài liên quan
Nga gấp rút tăng cường sản xuất vũ khí giữa lúc Mỹ nối lại viện trợ Ukraine
Bộ trưởng Quốc phòng Nga mới đây tuyên bố cường sản xuất vũ khí với mục tiêu giúp quân đội đang chiến đấu ở Ukraine duy trì tốc độ tấn công cần thiết.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Forbes: Mục đích của Mỹ khi cung cấp tên lửa đạn đạo ATACMS cho Ukraine