Gã khổng lồ dầu khí Nga tung chiến lược mới, khác xa thời Liên Xô: Mục tiêu kéo dài 15 năm

An An | 14/11/2023, 12:48
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giám đốc điều hành của Gazprom cho biết, Moscow đã đặt ra kế hoạch hợp tác với các đồng minh chủ chốt trong khu vực trong 15 năm tới.

Theo ông Miller, Gazprom đang tìm cách mở rộng nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho ba nước này, cũng như tăng cường năng lực vận chuyển khí đốt ở Kazakhstan thông qua hệ thống đường ống Trung Á-Trung tâm (CAC).

Điều này sẽ liên quan đến năng lực vận chuyển cũng như nguồn cung cấp khí đốt trực tiếp của Nga tới người tiêu dùng ở Trung Á, đồng thời ông cho biết thêm rằng, các bên đặt mục tiêu thiết lập cơ sở hợp đồng hợp tác vào giữa năm 2024.

Được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1988, CAC là dự án đường ống trên bờ dài 4.892km do Gazprom vận hành. Đường ống dẫn khí đốt tự nhiên này chạy từ Turkmenistan qua Uzbekistan và Kazakhstan tới Nga.

Người ta ước tính nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Trung Á có thể đạt 20 tỷ m3 vào năm 2030.

Các nước EU vẫn mua khí đốt của Nga

Ở diễn biến liên quan, trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Nga Rossiya-1 ngày 11/11, CEO Gazprom cho biết, một số quốc gia EU trước đây khẳng định đã ngừng hoàn toàn việc mua khí đốt của Nga vẫn đang nhập nhiên liệu từ nước này.

Ông Miller không cung cấp bất kỳ thông tin chi tiết nào về khối lượng khí đốt của Nga mà các quốc gia EU đang nhận.

"....Khí đốt của Nga được cung cấp cho nhiều quốc gia đã tuyên bố từ chối tiêu thụ nó. Nga hiện đang vận chuyển khí đốt tự nhiên qua Ukraine đến trung tâm Baumgarten của Áo," ông nói.

"Đây là một trung tâm rất lớn của châu Âu, cung cấp khí đốt cho các quốc gia khác khắp khối EU".

Ông Miller không nêu tên quốc gia nào trong số 27 quốc gia EU tiếp tục nhận khí đốt tự nhiên từ Nga.

Theo CEO Gazprom, dựa vào các hợp đồng hiện có, Nga tiếp tục cung cấp khí đốt cho các nước ở phía nam và đông nam châu Âu.

Vào năm 2022, nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho thị trường EU bắt đầu giảm do đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream bị vỡ và do một số quốc gia thành viên EU từ chối thanh toán nhiên liệu bằng đồng rúp, bao gồm Hà Lan, Đan Mạch, Bulgaria và Phần Lan.

Hiện nay, Nga đã đa dạng hóa nguồn tiêu thụ năng lượng, hướng tới thị trường châu Á và một số nước Nam Mỹ như Brazil.

Bài liên quan
Cận cảnh ngôi nhà 3 tầng của Á hậu Phương Nhi nằm ngay mặt tiền, trung tâm TP. Thanh Hóa - nơi tổ chức đám hỏi với con trai tỷ phú
Căn nhà này hiện đang tấp nập người tới dựng rạp, chuẩn bị cho lễ cưới của Phương Nhi vào ngày mai 15/1.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Gã khổng lồ dầu khí Nga tung chiến lược mới, khác xa thời Liên Xô: Mục tiêu kéo dài 15 năm