Giá cà phê hôm nay 26/9 ghi nhận sự tăng mạnh lên mức cao nhất từ trước tới nay ở thị trường thế giới, giá trong nước dao động 120.000 - 120.800 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Đầu giờ sáng 26/9 (giờ Việt Nam), trên sàn London, giá cà phê Robusta kỳ hạn giao tháng 11/2024 ở mức 5.446 USD/tấn, tăng 134 USD/tấn so với đầu giờ sáng qua, đây là mức giao dịch cao nhất từ trước tới nay. Kỳ hạn giao tháng 1/2025 giao dịch ở mức 5.152 USD/tấn, tăng 127 USD.
Giá cà phê Arabica trên sàn New York giao tháng 12/2024 tăng 2 cent/lb, ở mức 269 cent/lb. Giá giao tháng 3/2025 cent/lb ở mức 266 265 cent/lb, tăng 1 cent so với phiên giao dịch trước.
Giá cà phê trong nước
Giá cà phê ở trong nước hôm nay giao dịch trong khoảng 120.000 - 120.800 đồng/kg.
Cụ thể, giá cà phê hôm nay tại Đắk Lắk là 120.800 đồng/kg, tăng 100 đồng/kg so với phiên giao dịch hôm qua.
Giá cà phê hôm nay tại Lâm Đồng ghi nhận ở mức 120.000 đồng/kg, giảm 200 đồng/kg.
Giá cà phê tại Gia Lai hôm nay ghi nhận giao dịch ở mức 120.700 đồng, không thay đổi so với phiên giao dịch trước.
Giá cà phê hôm nay tại Đắk Nông giao dịch ở mức 120.800 đồng/kg, ghi nhận mức tăng 100 đồng/kg so với một ngày trước.
Tình hình thời tiết tại Brazil, lo ngại tắc nghẽn cảng biển tại khu vực Bờ Biển Đỏ cùng USD suy yếu là các nhân tố giúp cà phê tăng giá.
Theo Trung tâm Giám sát thiên tai Cemaden, Brazil đang phải đối mặt với tình trạng khô hạn nghiêm trọng nhất kể từ năm 1981. Lượng mưa thấp đã gây thiệt hại cho cây cà phê trong giai đoạn ra hoa, khiến triển vọng vụ mùa cà phê Arabica 2025/26 bị giảm sút.
Các đại lý cho biết mưa cuối tuần qua ở các khu vực trồng cà phê của Brazil có thể đủ để kích thích đợt nở hoa đầu tiên, nhưng cần có những trận mưa tiếp theo để giúp hoa phát triển thành quả.
Các báo cáo cho biết quy định về chống phá rừng của EU cấm nhập khẩu hàng hóa liên quan tới nạn phá rừng có thể bị trì hoãn. Quy định này dự kiến có hiệu lực vào cuối tháng 12 và đang thúc đẩy nhập khẩu cà phê vào khối này trong phần lớn năm nay.
Với vị thế là nhà sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới, chiếm tới 1/3 nguồn cung toàn cầu, những biến động trong sản xuất và cung ứng của Việt Nam cũng có ảnh hưởng lớn đến thị trường cà phê toàn cầu. Sản lượng giảm sút của Việt Nam đã góp phần tạo ra tình trạng khan hiếm cà phê robusta trên thị trường quốc tế.
Hiện nay, bên cạnh việc sản lượng giảm mạnh, nhu cầu sử dụng hạt cà phê Robusta trên thế giới cũng đang tăng lên, khiến trên thị trường cà phê Việt Nam xảy ra hiện tượng giá Robusta tăng cao hơn Abarica - điều chưa từng xảy ra trước đây.