Trong khi đó, bình quân giá dầu trên thị trường Singapore cập nhật từ ngày 24-29/5 tăng so với chu kỳ trước, nhưng biên độ không nhiều.
Cụ thể, bình quân giá dầu diesel là 90,008 USD/thùng, dầu hỏa là 88,755 USD/thùng, dầu mazut là 429,485 USD/tấn. Ở chu kỳ trước, bình quân giá dầu diesel là 89,184 USD/thùng, dầu hỏa là 89,187 USD/thùng và dầu mazut là 435,577 USD/tấn.
So với chu kỳ trước, bình quân giá dầu diesel từ ngày 24-29/5 tăng 0,824 USD/thùng. Riêng dầu hỏa giảm 0,432 USD/thùng, dầu mazut giảm 6,092 USD/tấn.
Trên thị trường thế giới, giá xăng dầu tăng nhẹ trong tuần trước nhưng sang đến tuần này có xu hướng suy giảm.
Vào sáng 31/5 (theo giờ Việt Nam), giá dầu thô WTI giảm 2,46 USD, xuống mức 69,87 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 2,2 USD, xuống mức 74,19 USD/thùng.
Giá dầu giảm khoảng 3% do những lo ngại về thoả thuận trần nợ của Hoa Kỳ đã hạ nhiệt tâm lý mạo hiểm của thị trường và các thông điệp trái chiều từ các nhà sản xuất lớn cũng che mờ triển vọng nguồn cung trước cuộc họp của họ vào cuối tuần này.
Biden và McCarthy đã tạo ra một thỏa thuận vào cuối tuần và thỏa thuận này phải được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua trước ngày 5/6, thời hạn chót để Chính phủ Hoa Kỳ thoát khỏi kịch bản bị tuyên bố vỡ nợ.
Giá xăng dầu thế giới tăng tuần thứ ba liên tiếp (Ảnh minh họa: Premiumtimesng).
Tamas Varga của PVM Oil cho biết: “Một khả năng vỡ nợ sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc về kinh tế trong nước cũng như toàn cầu, điều này sẽ tác động xấu đến nhu cầu dầu mỏ”.
Thời hạn nợ gần trùng với cuộc họp ngày 4/6 của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và các đối tác (OPEC+) và sự không chắc chắn về việc liệu họ có tăng cắt giảm sản lượng hay không trong bối cảnh giá sụt giảm gần đây cũng đang đè nặng lên thị trường.