Giáo dục có trọng trách nặng nề và vẻ vang

18/02/2024, 13:37
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo, giáo dục có vị trí, vai trò quan trọng nên không quốc gia nào muốn phát triển mà đầu tư ít cho lĩnh vực này.

- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quản lý giáo dục là xây dựng một nền giáo dục mang tính nhân dân. Vậy theo PGS, kể từ khi đất nước thống nhất đến nay, chúng ta đã vận dụng tư tưởng này thế nào trong sự nghiệp đổi mới giáo dục, đào tạo?

- Xây dựng một nền giáo dục mang tính nhân dân cũng là một nội dung trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngay từ rất sớm, Người đã nêu các quan điểm về sự cần thiết phải “nâng cao dân trí”, xây dựng một nền giáo dục toàn dân. Người đặt ra yêu cầu về nội dung học phải gắn với công cuộc lao động sản xuất hằng ngày của nhân dân, những đòi hỏi từ quá trình phát triển của đất nước.

Quán triệt tư tưởng và lời dạy của Người, trong nhiều năm qua, nhất là việc thực hiện đường lối đổi mới, Đảng đã luôn xác định mục tiêu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo là xây dựng, hoàn thiện nền giáo dục xã hội chủ nghĩa mang tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại.

Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của nhân dân”. Nhiệm vụ của giáo dục, đào tạo là nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời. Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân, vì dân, bảo đảm công bằng về cơ hội học tập cho mọi người, tạo điều kiện để toàn xã hội học tập, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Bám sát định hướng, mục tiêu trên, Đảng, Nhà nước đã và đang thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp như: Tăng cường các nguồn lực cho giáo dục, trợ giúp cho giáo dục ở những vùng khó khăn và diện chính sách. Xây dựng quỹ giáo dục, quỹ khuyến học. Khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài giúp đỡ, đầu tư vào lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Sử dụng một phần vốn vay và viện trợ của nước ngoài để xây dựng cơ sở vật chất cho giáo dục.

Cùng đó, công tác xã hội hóa cũng được đẩy mạnh, góp phần huy động và tổ chức lực lượng của toàn xã hội tham gia vào quá trình giáo dục, đào tạo. Thông qua đó, mọi người dân được tạo điều kiện và cơ hội để hưởng thụ các thành quả của giáo dục, đào tạo đem lại.

Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học

- Con người có trình độ cao là kết quả của nền giáo dục hiện đại, hiệu quả, chất lượng. PGS có bình luận gì về quan điểm này?

- Sản phẩm giáo dục là con người: Một nền giáo dục hiện đại, có chất lượng, phát triển vững mạnh sẽ mang lại cho quốc gia đội ngũ giàu tri thức, là động lực lớn thúc đẩy quốc gia đó tiến bộ và phát triển không ngừng. Cuộc chạy đua hiện nay giữa các quốc gia trên thế giới về kinh tế thực chất là cuộc chạy đua về khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo. Đó còn là chạy đua nâng cao chất lượng nguồn năng lực.

Đặc biệt, trong xu thế hội nhập toàn cầu, cùng sự bùng nổ của cuộc cách mạng 4.0, việc phát huy vai trò quan trọng hàng đầu của giáo dục, đào tạo trong việc phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của sự phát triển bền vững mọi dân tộc, trong đó có Việt Nam càng trở nên bức thiết.

Trong suốt quá trình lãnh đạo, Đảng ta hết sức quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục và đào tạo, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 5 (khóa XIII), Đảng ta một lần nữa đặt ra yêu cầu đối với giáo dục, đào tạo: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo… Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý dạy và học trực tuyến qua Internet, truyền hình, các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Đào tạo con người theo hướng có đạo đức, kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm công dân, xã hội, có kỹ năng sống, làm việc, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, công nghệ số, tư duy sáng tạo và hội nhập quốc tế (công dân toàn cầu)”.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình giáo dục, đào tạo nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao ở nước ta cũng còn bất cập. Để khắc phục, cần tập trung thực hiện một số giải pháp cơ bản sau: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, chương trình, phương pháp dạy và học ở các cấp học; đồng thời đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề;

Ngoài ra, cần thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và Nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Cùng đó, Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, tăng cường hợp tác quốc tế nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả chất lượng hợp tác, hội nhập nền giáo dục và đào tạo.

- Xin trân trọng cảm ơn PGS!

“Dưới sự lãnh đạo của Đảng, những năm qua, giáo dục và đào tạo nước ta đã thể hiện rõ vai trò của mình đối với việc phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường, yêu cầu phát triển đất nước”, PGS.TS Nguyễn Quốc Bảo nhấn mạnh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-co-trong-trach-nang-ne-va-ve-vang-post670825.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-co-trong-trach-nang-ne-va-ve-vang-post670825.html
Bài liên quan
Bất bình đẳng giáo dục tại Pakistan
Pakistan đối mặt với khủng hoảng giáo dục nghiêm trọng, khi hơn 26 triệu trẻ em không được đến trường, phần lớn ở các vùng nông thôn.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục có trọng trách nặng nề và vẻ vang