Giáo dục kĩ năng sống, phòng chống bạo lực cho trẻ khuyết tật

Trúc Hân | 18/09/2022, 07:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Mong muốn trẻ khuyết tật hoà nhập, không mặc cảm với số phận, giáo viên giáo dục các em kĩ năng sống, cách phòng chống bạo lực...

Cô Dung cũng dự định, cận kề ngày 22/12 nhà trường sẽ tổ chức cho học sinh tham quan di tích văn hoá, cầu treo KonKlor, ngục Kon Tum… Từ những hoạt động này thầy, cô muốn học sinh tự tin, mạnh dạn và biết được quyền lợi của mình khi ra ngoài xã hội.

“Tôi muốn cho học sinh tìm hiểu, khám phá Thế giới xung quanh chứ không chỉ gói gọn trong trường học. Hiện tại nhà trường, giáo viên có thể hỗ trợ các em nhiều thứ. Tuy nhiên, về lâu về dài thầy cô không thể đồng hành, giúp đỡ học sinh được nên muốn hướng dẫn, giáo dục để các em chủ động trong mọi việc. Đến khi ra đời các em sẽ có những kĩ năng nhất định và không trở thành gánh nặng của xã hội. Đặc biệt người khuyết tật cũng có các quyền lợi của công dân”, cô Dung tâm sự.

Không chỉ vậy, trong quá trình dạy kiến thức trên trường lớp, giáo viên còn giáo dục học sinh cách tự phục vụ bản thân, như: tự vệ sinh cá nhân, tắm, giặt, đi dép đúng bên, sắp xếp sách vở, đánh răng, rửa mặt… Thế nhưng, vấn đề này tuy đơn giản nhưng lại khá khó khăn với những đứa trẻ khiếm khuyết.

Theo cô Trần Thị Quyên, giáo viên Trung Tâm Bảo trợ và Công tác xã hội tỉnh Kon Tum tâm sự, trẻ khuyết tật cũng có quyền học tập, vui chơi như bao trẻ em khác. Nhưng việc học của trẻ khiếm khuyết lại có sự khác biệt so với trẻ em bình thường. Do bị hạn chế về trí tuệ nên trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, ứng xử xã hội và khả năng tự phục vụ bản thân.

Nhiều trẻ không thể tự phục vụ bản thân mình mà nhờ người khác giúp đỡ, hỗ trợ. Đa số trẻ khuyết tật gặp rất nhiều khó khăn trong việc học các môn vì khả năng ghi nhớ kém, mau quên. Do đó, trẻ khuyết tật luôn được học tập theo chương trình phù hợp với trình độ cũng như đặc điểm tâm sinh lý của trẻ và phát triển theo chiều hướng khác so với trẻ bình thường.

Cô Quyên bộc bạch, hàng ngày và hàng tuần giáo viên đều nhắc nhở học sinh những kiến thức cơ bản và kĩ năng sống - giao tiếp, ứng xử. Thế nhưng chỉ được ít hôm các em lại quên.

“Với những đứa trẻ bình thường thì việc hướng dẫn cách tự phục vụ bản thân sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn. Thế những với trẻ khuyết tật thì việc này khá khó khăn và đòi hỏi kéo dài trong nhiều ngày. Do đó, cần sự kiên trì, nhẫn nại và yêu trẻ của giáo viên”, cô Quyên tâm sự.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-ki-nang-song-phong-chong-bao-luc-cho-tre-khuyet-tat-post608171.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-ki-nang-song-phong-chong-bao-luc-cho-tre-khuyet-tat-post608171.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục kĩ năng sống, phòng chống bạo lực cho trẻ khuyết tật