Giáo dục Lào khắc phục khủng hoảng bằng thư viện di động

Việt Sơn | 19/04/2022, 08:47
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Ngành Giáo dục Lào từ lâu đã phải giải quyết bài toán nâng cao trình độ của giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục.

Chương trình học mới đang được triển khai theo từng giai đoạn, với lớp 1 được áp dụng vào năm 2019, lớp 2 vào năm 2020 và lớp 3 vào năm 2021. Lớp 4 và 5 được thực hiện vào năm 2022 - 2023 và tất cả các giai đoạn sẽ cung cấp sách giáo khoa cho học sinh. Các trường học sẽ nhận được tài liệu giáo dục bổ sung, chẳng hạn như sách truyện. “Đó là lý do tại sao các tình nguyện viên của thư viện di động Aide et Action mang sách ra bên ngoài và tổ chức trò chơi. Phần thú vị là trò chơi”, Mittaphab nói.

Sáng kiến thư viện di động cung cấp sách cho học sinh tiểu học ở Trường Tiểu học Phonsavath. Ảnh: Aide et Action

Cải thiện kỹ năng

Bằng cách khuyến khích sự tò mò thông qua chơi mang tính xây dựng, nghiên cứu cho thấy trẻ em có thể cải thiện các kỹ năng khó về ngôn ngữ, đọc viết và toán học, cũng như các kỹ năng xã hội và cảm xúc. Nghiên cứu giáo dục cũng phát hiện ra, học tập vui tươi có thể dạy khả năng lãnh đạo cũng như các kỹ năng làm việc nhóm để chuẩn bị cho học sinh hội nhập xã hội.

“Miễn là những đứa trẻ vui vẻ, chúng sẽ có nhiều khả năng tham gia và học hỏi hơn - đặc biệt là trẻ em thuộc các nhóm dân tộc thiểu số chưa thông thạo tiếng Lào”, Vithanya nói thêm.

Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, gần 20% học sinh tiểu học Lào sẽ không theo hết lớp 5. Trong số những học sinh lên lớp 4, gần 25% không thể đọc chính xác ba từ tiếng Lào.

Vithanya giải thích: “Việc giảng dạy/ học tập trong lớp học theo chương trình của nhà nước thường chỉ giới hạn ở các môn học ở trường được dạy bằng tiếng Lào. Nó không hiệu quả với tất cả trẻ em và đó là lý do tại sao chúng tôi sử dụng trò chơi để thu hẹp khoảng cách ngay từ khi các em còn nhỏ. Chất lượng giảng dạy kém đang tác động không chỉ đến sự phát triển học tập của trẻ em mà còn đối với sự phát triển xã hội và nhận thức của chúng. Trẻ em thiếu sự tự tin, kiến thức và kỹ năng để hòa nhập vào xã hội bên ngoài ngôi làng của chúng. Việc học sinh dân tộc thiểu số thiếu hiểu biết về tiếng Lào khiến các em cảm thấy khó khăn trong việc học tập và kết quả là các em không tự tin vào bản thân, không có khả năng theo đuổi con đường học vấn cao hơn”.

Mặc dù chương trình giảng dạy hiện tại của Lào khuyến khích giáo viên dành 20% thời gian trên lớp cho các hoạt động ngoại khóa để cho phép học tập toàn diện hơn, lấy học sinh làm trung tâm, nhưng giáo viên thường không làm điều đó.

Đây là lúc những tình nguyện như PuYar bước vào câu chuyện. Mặc dù cô không phải là một giáo viên theo chuyên môn, nhưng PuYar gần đây đã hoàn thành chương trình giáo dục THCS khi cô quyết định đóng góp cho cộng đồng của mình. Cô tham gia dự án thư viện di động sau khi xem các trường học liên quan đến Covid-19 bị đóng cửa vào năm ngoái, điều mà cô sợ sẽ dẫn đến việc trẻ em trong làng bỏ học.

Bằng cách điều hành các hoạt động ngoại khóa của thư viện di động, PuYar hy vọng cô có thể hỗ trợ sự phát triển của trẻ em đồng thời nuôi dưỡng tình yêu đọc sách khiến chúng háo hức trở lại trường học dù đã đóng cửa.

“Tôi thích đọc sách cho trẻ em nghe vì tôi thấy chúng thích học và giờ chúng yêu cầu sự giúp đỡ. Chúng hỏi những từ khác nhau nghĩa là gì và tôi thấy chúng mở rộng vốn từ vựng của mình”, PuYar nói.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giao-duc-lao-khac-phuc-khung-hoang-bang-thu-vien-di-dong-tBSHV3Ung.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/giao-duc-lao-khac-phuc-khung-hoang-bang-thu-vien-di-dong-tBSHV3Ung.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục Lào khắc phục khủng hoảng bằng thư viện di động