Giáo dục mầm non vùng khó khăn đón nhận tin vui lớn

Hà An | 28/12/2022, 08:45
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Quyết định phê duyệt Chương trình "Hỗ trợ phát triển giáo dục mầm non vùng khó khăn giai đoạn 2022 - 2030" với nhiều chính sách thúc đẩy phát triển.

Theo lộ trình đặt ra, Chương trình phấn đấu đến năm 2025, đối với trẻ em, có ít nhất 20% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN. Trong đó có 30% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ phù hợp theo độ tuổi. Có ít nhất 50% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Là địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, bà Nguyễn Vy, Trưởng Phòng GDMN tỉnh Yên Bái cho biết: Mục đích của Chương trình đến năm 2030, có ít nhất 25% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 95% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo vùng khó khăn được đến cơ sở GDMN. Trong đó, có 60% trẻ em trong các cơ sở GDMN được tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ phù hợp theo độ tuổi. Có ít nhất 80% các tỉnh tập trung đông trẻ em người dân tộc thiểu số có mô hình về tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ.

Giáo dục mầm non vùng khó khăn đón nhận tin vui lớn ảnh 2

Giờ chơi của trẻ mầm non điểm trường vùng khó Nà Hắc, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Chương trình cũng nêu rõ, hằng năm, 100% trẻ em trong các cơ sở GDMN vùng khó khăn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, dân tộc và đặc điểm riêng của trẻ. Đối với giáo viên, mục tiêu đến năm 2025 bồi dưỡng 30% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ. Đến năm 2030: Bồi dưỡng 60% giáo viên biết sử dụng tiếng mẹ đẻ của trẻ; phấn đấu bảo đảm định mức giáo viên/nhóm, lớp theo quy định. Đây là những dấu mốc quan trọng để các địa phương xây dựng tiến độ thực hiện.

Là một trong những huyện còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trường lớp, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện miền núi A Lưới của tỉnh Thừa Thiên Huế, ông Hồ Văn Khởi cho rằng: Đúng là tin vui lớn đến với vùng khó khi đích của Chương trình là đến năm 2030 phấn đấu xóa bỏ 100% phòng học nhờ, phòng học tạm; xây mới trường học theo dự báo quy hoạch mạng lưới trường lớp mầm non của các địa phương; bổ sung đủ bộ đồ chơi ngoài trời, bộ đồ chơi trong lớp cho trường học mới và phòng học mới do tăng quy mô.

A Lưới là huyện vùng cao giáp biên giới với Lào, có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, Chương trình phấn đấu bảo đảm theo quy định, ưu tiên đối với giáo viên dạy nhóm, lớp tại điểm lẻ ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sông nước, biên giới, hải đảo và bãi ngang ven biển. Có kế hoạch, lộ trình, giải pháp xây dựng nhà công vụ cho giáo viên, xóa phòng học nhờ, phòng học tạm, bổ sung phòng học còn thiếu, mua sắm thêm đồ dùng học tập tại vùng khó khăn. Những nội dung này động viên, khích lệ các nhà giáo thêm yêu và gắn bó với nghề

Nhằm đảm bảo chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, Chương trình cũng đưa nội dung bổ sung tài liệu, học liệu phục vụ việc tăng cường tiếng Việt trên cơ sở tiếng mẹ đẻ của trẻ và nâng chất lượng GDMN vùng khó khăn. Đặc biệt yêu cầu việc triển khai chương trình GDMN phù hợp với điều kiện vùng miền, phù hợp với đặc điểm của trẻ em người dân tộc thiểu số. Rà soát, hoàn thiện chương trình, đổi mới nội dung, phương pháp GDMN phù hợp với vùng khó khăn, đặc điểm tiếp nhận và văn hóa, ngôn ngữ mẹ đẻ của trẻ

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-mam-non-vung-kho-khan-don-nhan-tin-vui-lon-post620666.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-duc-mam-non-vung-kho-khan-don-nhan-tin-vui-lon-post620666.html
Bài liên quan
Đổi mới chất lượng giáo dục mầm non vùng khó Gia Lai
Giáo dục mầm non đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo dục mầm non vùng khó khăn đón nhận tin vui lớn