Giáo sư nổi tiếng Nhật Bản chỉ ra 3 thói quen tai hại "ăn mòn" não bộ, món ăn yêu thích của nhiều người xếp đầu tiên

Phạm Trang, | 29/08/2023, 22:07
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học có thể là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh liên quan đến mất trí nhớ, sa sút trí tuệ.

Giáo sư Hachiro Sugimoto chia sẻ, trước đây ông thường tập kiếm đạo. Kể cả trong thời kỳ cách ly do COVID-19, ông cũng không hề lơ là và tiếp tục luyện kiếm ở nhà. Mặt khác, các nghiên cứu gần đây cũng đã chỉ ra rằng, ngủ ngon có thể ngăn ngừa tổn thương não nhờ việc loại bỏ chất amyloid beta. Chính vì vậy, nên ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi ngày.

2. Không chú ý vệ sinh răng miệng

Giáo sư Hachiro Sugimoto chỉ ra rằng, các thí nghiệm trên động vật đã phát hiện, so với những con chuột mắc bệnh Alzheimer không mắc bệnh nha chu, những con chuột mắc bệnh nha chu có lượng amyloid beta kết tủa trong não cao gấp 1,5 lần. Từ đó có thể suy đoán phần nào tác động tiêu cực của vi khuẩn nha chu đến não.

Yoshiya Hasegawa, bác sĩ chuyên khoa chứng bệnh mất trí nhớ tại Nhật Bản, cũng phát hiện ra rằng một khi bệnh nhân có hàm răng xấu và không thể nhai kỹ sẽ khiến não bộ và sức khỏe bị suy giảm. So với những người không mắc bệnh nha chu, xác suất mắc chứng mất trí nhớ ở bệnh nhân mắc bệnh nha chu cao hơn 14%. 

Giáo sư nổi tiếng Nhật Bản chỉ ra 3 thói quen tai hại ăn mòn não bộ, món ăn yêu thích của nhiều người xếp đầu tiên - Ảnh 3.

Bởi bệnh nha chu đa phần là bệnh viêm mãn tính do vi khuẩn gây ra, trong trường hợp nghiêm trọng sẽ dẫn đến rụng răng. Khi chức năng nhai bị suy giảm do mất răng, các vùng hoạt động của não sẽ bị giảm sút dẫn đến việc người bệnh dễ mắc chứng mất trí nhớ hơn. Chính vì vậy, bác sĩ Hachiro Sugimoto khuyên nên đánh răng 20 phút sau khi thức dậy và trước khi đi ngủ, đồng thời ngăn ngừa bệnh nha chu bằng cách chăm sóc răng miệng thật cẩn thận.

3. Ít kích thích trí não, cô lập với xã hội

Một thói quen phổ biến nên hạn chế chính là việc ngồi trước TV hoặc lướt điện thoại giải trí cả ngày, chẳng những khiến trí não trì trệ ít hoạt động mà còn dẫn đến thiếu vận động do không ra ngoài, giảm thiểu cơ hội giao tiếp, gặp gỡ với người xung quanh. 

Giáo sư Hachiro Sugimoto cho biết, chìa khóa ngăn ngừa chứng mất trí nhớ là tìm ra một môi trường thích hợp, nơi bạn có thể cảm thấy hạnh phúc và duy trì các mối quan hệ cá nhân bền vững. Ví dụ như những người phụ nữ có thể kết bạn với những bà nội trợ khác xung quanh, những người nuôi chó có thể kết bạn với hội người yêu chó…

Giáo sư nổi tiếng Nhật Bản chỉ ra 3 thói quen tai hại ăn mòn não bộ, món ăn yêu thích của nhiều người xếp đầu tiên - Ảnh 4.

Giáo sư Hachiro Sugimoto cũng chỉ ra rằng cuộc sống cô độc, đơn điệu hàng ngày khiến não bộ ít kích thích. Nên giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ, kích thích hoạt động của não bằng cách thường xuyên đọc sách và nói chuyện, trao đổi với mọi người xung quanh.

Ngoài ra, những người có suy nghĩ ích kỷ hay thái độ tiêu cực, thù địch với người khác sẽ bị xã hội xa lánh. Sự cô lập này cũng là một trong những yếu tố dẫn đến chứng sa sút trí tuệ. Chính vì vậy, việc duy trì tương tác xã hội, tạo dựng các mối quan hệ tích cực là điều rất quan trọng. Mỗi người nên có thái độ hoà nhã vui vẻ, suy nghĩ từ góc độ của người khác và tăng cường giao tiếp cùng bạn bè và những thành viên khác trong gia đình.

Nguồn: edh.tw

Theo Tổ quốc
https://ttvn.toquoc.vn/giao-su-noi-tieng-nhat-ban-chi-ra-3-thoi-quen-tai-hai-an-mon-nao-bo-mon-an-yeu-thich-cua-nhieu-nguoi-xep-dau-tien-20230829171412724.htm
Copy Link
https://ttvn.toquoc.vn/giao-su-noi-tieng-nhat-ban-chi-ra-3-thoi-quen-tai-hai-an-mon-nao-bo-mon-an-yeu-thich-cua-nhieu-nguoi-xep-dau-tien-20230829171412724.htm
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo sư nổi tiếng Nhật Bản chỉ ra 3 thói quen tai hại "ăn mòn" não bộ, món ăn yêu thích của nhiều người xếp đầu tiên