Giáo viên miền núi mong được ghi nhận bằng chế độ thiết thực

30/07/2023, 06:05
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Các giáo viên miền núi mong muốn khi Luật Nhà giáo được thông qua sẽ tạo động lực tích cực để các giáo viên yên tâm cống hiến, tận tâm với nghề.

Nên chăng, trong quy định Luật Nhà giáo cần quy định rõ giáo viên tiểu học nên dạy từng môn học để phát huy năng lực chuyên môn của giáo viên cho phù hợp. Có thể quy định giáo viên chủ nhiệm dạy 2 môn/lớp, cho giáo viên chủ nhiệm lựa chọn môn dạy để đăng ký, có thể giáo viên chọn dạy môn Toán và Tiếng Việt hoặc dạy môn Tự nhiên xã hội và Đạo đức,...”, thầy Tú kiến nghị.

Giáo viên miền núi mong được ghi nhận bằng chế độ thiết thực ảnh 2

Học sinh miền núi Bắc Trà My. Ảnh: Hoàng Vinh.

Thầy Tú cũng đề xuất rằng, trong quy định Luật Nhà giáo cần quy định rõ trách nhiệm của các địa phương nhất là ngành Giáo dục kịp thời tổ chức thi hoặc xét tuyển giáo viên đối với sinh viên sư phạm mới ra trường để họ có ngay môi trường làm việc tránh dao động tâm lý xin việc sau khi ra trường.

Bởi vì hiện nay tình trạng sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm tại trường học họ phải chấp nhận đi làm công nhân tại các khu công nghiệp tại địa phương hoặc chuyển sang làm việc khác.

“Thứ ba là cần xem xét và có quy định rõ ràng hơn nữa đối với việc tuyển dụng viên chức giáo viên. Ví dụ, người tốt nghiệp Đại học hoặc trên Đại học muốn đăng ký thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức giáo viên tiểu học do ngành Giáo dục hoặc địa phương tổ chức nhưng bị ràng buộc cứng về nhu cầu tuyển dụng, nhu cầu tuyển dụng ở đây là khi họ đăng ký thi tuyển vào trường tiểu học thì họ chấp nhận xếp ngạch viên chức giáo viên tiểu học hạng III. Như vậy cũng chưa hợp lý.

Đề xuất trong quy định Luật Nhà giáo cần quy định rõ đối với việc tuyển dụng giáo viên, khi họ có văn bằng nào thì khi trúng tuyển họ được xếp ngạch giáo viên tương ứng với trình độ họ đã học”, thầy Tú nói.

Cạnh đó, hiện nay, số giáo viên có trình độ Đại học rất nhiều tại các trường và cũng có một số ít đã học sau đại học. Hầu hết, số giáo viên này đều tự học nâng chuẩn, tức là họ tự bỏ tiền ra để đi học nâng chuẩn. Tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa được địa phương và ngành giáo dục tham mưu xét chuyển xếp ngạch.

“Đề xuất trong quy định Luật Nhà giáo cần quy định rõ trách nhiệm của các địa phương nhất là ngành Giáo dục kịp thời tổ chức xét và chuyển xếp lương theo ngạch bậc cho nhà giáo để đáp ứng với Luật Giáo dục 2019 và công sức của nhà giáo”, thầy Tú chia sẻ thêm.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, ông Nguyễn Thanh Tú – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cho hay, đội ngũ giáo viên, những người công tác trong ngành giáo dục bày tỏ mong muốn, Luật Nhà giáo sẽ sớm được thông qua, để các thầy cô an tâm công tác, đóng góp cho sự nghiệp giáo dục của đất nước.

“Bởi những năm qua, chính sách đãi ngộ nhà giáo dù đã được Đảng và Nhà nước chú trọng, quan tâm nhưng thực tế thầy cô vẫn đang gặp những khó khăn nhất định trong cuộc sống. Nếu Luật Nhà giáo được thông qua, một số cơ chế mới được mở ra, từ đó thu hút người giỏi tham gia trở thành giáo viên, tạo động lực cho đội ngũ nhà giáo đã vào ngành cống hiến, tận tâm với nghề. Nhất là những địa bàn vùng núi, vùng khó khăn”, ông Nguyễn Thanh Tú nhấn mạnh.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-mien-nui-mong-duoc-ghi-nhan-bang-che-do-thiet-thuc-post648210.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/giao-vien-mien-nui-mong-duoc-ghi-nhan-bang-che-do-thiet-thuc-post648210.html
Bài liên quan
Bộ GD&ĐT xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo
Chiều 12/1, Bộ GD&ĐT tổ chức phiên họp xin ý kiến đối với việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giáo viên miền núi mong được ghi nhận bằng chế độ thiết thực