Giúp con trút bỏ được ba 'gánh nặng' này trẻ sẽ trở nên kỷ luật, tự giác

Hiểu Đan, | 31/07/2023, 06:04
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Hành động kiểm soát của cha mẹ cũng không thể khiến con một ngày đột nhiên giác ngộ và có thể tự mình quản lý cuộc sống của mình.

Những đứa trẻ với gánh nặng tâm lý như vậy cũng khó có kỷ luật tự giác.

3. Trẻ sợ bị khiển trách

Nhiều bậc cha mẹ có một triết lý nuôi dạy con đó là: Nếu tôi khen ngợi, điều đó sẽ khiến trẻ nảy sinh cảm giác kiêu ngạo. Điều này không có lợi cho việc để trẻ tự khám phá ra vấn đề của mình. Chìa khóa để giáo dục một đứa trẻ là phải chỉ trích và thúc giục nó mọi lúc.

Tuy nhiên, các chuyên gia "kỷ luật tích cực" cho rằng chỉ khi trẻ cảm thấy tốt, trẻ sẽ làm tốt hơn.

Vì trẻ em có thể chủ động làm mọi việc và làm với sự tập trung cao độ. Nếu luôn lo lắng rằng khi làm điều gì đó sẽ luôn bị cha mẹ chỉ trích, thì trẻ sẽ thiếu động lực. Ngay cả khi làm, trẻ cũng không thể tập trung, bởi vì trẻ sẽ đoán trước được bố mẹ sẽ chỉ trích như thế nào.

Nỗi sợ bị cha mẹ đổ lỗi dần dần phát triển thành nỗi sợ phải làm mọi việc một mình.

Làm thế nào để giúp trẻ trút bỏ gánh nặng tâm lý, để trẻ chủ động và tự giác?

① Thực sự lắng nghe

Nếu trẻ lười biếng, không vâng lời và không muốn chủ động, có thể là do trẻ cảm thấy bất lực hoặc thiếu tự tin. Vì vậy, cha mẹ nên thực sự lắng nghe con cái và hiểu nhu cầu cũng như cảm xúc của chúng. Đồng thời, cha mẹ cũng cần thể hiện sự tôn trọng và quan tâm để trẻ cảm thấy được chấp nhận và thấu hiểu.

② Nhằm vào hành vi hơn là bản thân đứa trẻ

Cha mẹ có thể cảm thấy tức giận hoặc thất vọng trước hành vi của trẻ, nhưng nếu bộc lộ cảm xúc này trực tiếp với trẻ, điều đó có thể làm tổn thương lòng tự trọng của con mình. Vì vậy, cha mẹ nên phê bình và hướng dẫn hành vi của con cái thay vì chỉ trích tính cách của chúng.

③ Giúp trẻ bày tỏ cảm xúc

Trẻ em đôi khi không thể bày tỏ cảm xúc hoặc nhu cầu của mình một cách chính xác, điều này có thể khiến chúng cảm thấy rất bất lực. Trong những tình huống như vậy, cha mẹ có thể giúp trẻ xác định cảm xúc và nhu cầu, đồng thời đưa ra sự hỗ trợ và giải pháp phù hợp.

④ Sử dụng ngôn ngữ tích cực

Cha mẹ nên sử dụng ngôn ngữ tích cực, khích lệ để giao tiếp với con cái. Ví dụ, chúng ta có thể sử dụng các cách như "Bố mẹ quan sát thấy…", "Bố mẹ cảm thấy…", "Bố mẹ cần con giúp…" để bày tỏ mong muốn và kỳ vọng của mình, nhằm kích thích sự hợp tác của trẻ.

⑤Tìm giải pháp

Cha mẹ và con cái có thể cùng nhau tìm hiểu nguyên nhân của vấn đề và tìm ra giải pháp hiệu quả. Trong quá trình này, cha mẹ nên chú ý đến nhu cầu và cảm xúc của con cái, đồng thời cho con cơ hội đưa ra quyết định độc lập càng nhiều càng tốt, để nâng cao tinh thần trách nhiệm và sự tự tin của con.

Theo Phụ nữ Việt Nam
https://phunuvietnam.vn/cha-me-giup-con-trut-bo-duoc-ba-ganh-nang-nay-tre-se-tro-nen-ky-luat-tu-giac-20230727204531439.htm
Copy Link
https://phunuvietnam.vn/cha-me-giup-con-trut-bo-duoc-ba-ganh-nang-nay-tre-se-tro-nen-ky-luat-tu-giac-20230727204531439.htm
Bài liên quan
Hành động thiếu kiềm chế của người mẹ kèm con học gây tranh cãi
Thực tế, sự giáo dục của cha mẹ đối với học sinh không chỉ về điểm số mà còn về phẩm chất, đạo đức, cách đối nhân xử thế.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giúp con trút bỏ được ba 'gánh nặng' này trẻ sẽ trở nên kỷ luật, tự giác