Các đại biểu tham luận tại tọa đàm |
Ban tổ chức cũng đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận giải pháp để thực hiện mục tiêu đến năm 2025, tỷ lệ đảng viên là giáo viên khối các trường công lập đạt từ 50% trở lên, khối các trường ngoài công lập đạt từ 20% trở lên. Phấn đấu mỗi năm 1 trường THPT kết nạp ít nhất 1 đảng viên là học sinh; các trường trung học chuyên nghiệp kết nạp từ 5 đến 10 đảng viên là học viên; các trường Đại học, Cao đẳng, kết nạp từ 20 đảng viên là sinh viên trở lên.
Các tham luận tại tọa đàm đã tập trung làm rõ những vấn đề như: Công tác phát triển Đảng trong học sinh những thuận lợi, khó khăn và giải pháp; công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng, định hướng và tạo môi trường cho học sinh rèn luyện, phấn đấu vào Đảng; nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò lãnh đạo của tổ chức Đảng trong các trường THPT hiện nay...
Ghi nhận những khó khăn, vướng mắc và kiến nghị, đề xuất được các đại biểu nêu ra tại hội nghị, Phó Bí thư Thành ủy đề nghị, cần thống nhất về nhận thức, việc phát triển Đảng trong đội ngũ giáo viên, học sinh THPT và sinh viên rất quan trọng. Đây là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của ngành GD&ĐT là giáo dục toàn diện, trong đó có giáo dục về ý thức, trách nhiệm công dân, về chính trị.
Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong giao Ban Tuyên giáo chỉ đạo các Trung tâm bồi dưỡng chính trị quận, huyện, thị xã mỗi năm mở ít nhất 2 lớp bồi dưỡng nhận thức về đảng cho học sinh, theo yêu cầu của các trường THPT. Chương trình bồi dưỡng cũng phải cấu trúc lại để phù với học sinh. Bên cạnh đó, các trường có kế hoạch tăng cường giáo dục chính trị cho học sinh.