Cùng với giải thưởng về kiến trúc cho dự án bảo tàng – thư viện, Đồ án thiết kế ý tưởng quy hoạch và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu Trung tâm Chính trị - Hành chính tỉnh Long An cũng vừa đạt Giải Bạc tại Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III do Hội Quy Hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam tổ chức.Ý tưởng quy hoạch này vừa mang sắc thái hiện đại vừa thể hiện được những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa dựa trên các yếu tố tự nhiên của tỉnh Long An: giàu tài nguyên thiên nhiên, có lịch sử kiến trúc, nghệ thuật truyền thống, thủ công mỹ nghệ lâu đời...
Phần cảnh quan cũng được chú trọng đặc biệt mang đậm yếu tố tự nhiên của Long An với quảng trường nhạc nước, vườn thực vật tự nhiên, vườn chuyên đề, công viên quảng trường, lối đi dạo ven sông... Đặc biệt, khu vực Vườn chuyên đề là nơi người dân địa phương có thể tham gia nhiều hoạt động tham quan, thư giãn với những phân khu được thiết kế theo đặc trưng thiên nhiên, văn hóa của Long An như Vườn rừng ngập nước, Vườn trái cây, Vườn chim điêu khắc, Vườn thời tiết...
Được biết, cả 2 dự án đều do Tập đoàn BIM Group tài trợ hạng mục concept. Trong suốt 29 năm phát triển, với các sản phẩm, dịch vụ được đầu tư cẩn trọng, kỹ lưỡng dựa trên tri thức và trí tuệ, Tập đoàn BIM Group luôn nỗ lực góp sức cùng chính quyền và cộng đồng doanh nghiệp địa phương mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân, góp phần vào chiến lược phát triển bền vững chung của đất nước.
Long An là tỉnh có vị thế cửa ngõ nối liền hai vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, được hưởng lợi từ sự phát triển và tăng trưởng của cả hai vùng này. Trong tầm nhìn dài hạn, Tỉnh xác định chiến lược phát triển bền vững nhằm đảm bảo phát triển các ngành kinh tế chủ đạo của tỉnh gồm nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ cạnh tranh theo hướng cân bằng, đảm bảo công bằng xã hội. Hai dự án Quy hoạch Khu Trung tâm Chính trị - Hành chính và Bảo tàng – Thư viện nằm trong chuỗi hành động triển khai Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, mang nhiều ý nghĩa với đời sống xã hội và dân sinh của khu vực.