Hai nhà khoa bảng xứ Thái được vua Lê ban tên

01/01/2024, 11:24
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Tiến sĩ Nguyễn Cấu và Đỗ Cận sau khi đỗ đại khoa đã được vua Lê Thánh Tông ban tên để thể hiện lòng tin dùng và yêu mến nhân tài.

Hiện nay, đình Thanh Thù - quê hương của Tiến sĩ Nguyễn Cấu vẫn lưu một số bản thư mục thần tích, thần sắc, bài vị, câu đối, hoành phi về ông. Tuy nhiên, di sản Hán Nôm ở Phổ Yên lại không thấy ghi lại bút tích hoặc văn khắc của Tiến sĩ Nguyễn Cấu.

Được vua đổi tên từ “Viễn” thành “Cận”

Tượng thờ nhà khoa bảng Đỗ Cận.
Tượng thờ nhà khoa bảng Đỗ Cận.

Người đồng hương với Nguyễn Cấu là Đỗ Viễn tham gia kỳ thi khoa Mậu Tuất (1478) và đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân. Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa thi này cho biết “chọn hạng trúng cách tất cả 62 người”, khoa này về hàng Tiến sĩ cập đệ không có đệ nhất danh, chỉ ban cho Lê Quảng Chí đỗ Đệ nhị danh, Trần Bích Hoành, Lê Ninh đỗ Đệ tam danh; còn lại ban cho Nguyễn Địch Tâm 9 người đỗ Tiến sĩ xuất thân, Nguyễn Hiến 50 người đỗ đồng Tiến sĩ xuất thân.

Mến mộ tài năng của Đỗ Viễn, vua Lê Thánh Tông đã đổi tên Đỗ Viễn thành Đỗ Cận. Theo phân tích của giới nghiên cứu lịch sử, “Cận” ở đây không phải là “gần” mà có nghĩa là “yết kiến” nhà vua.

Theo quan chế thời Hồng Đức (ban hành năm 1472) những người như Tiến sĩ Đỗ Cận buổi đầu bước vào quan trường chỉ được mang hàm Tòng Thất phẩm, chức vụ chỉ được giao chức tri huyện hoặc chức Cấp sự trung - một chức vụ đứng vị trí thứ hai ở một trong 6 khoa trong triều.

Thế nhưng 5 năm sau khi làm quan, Đỗ Cận được cử làm Phó sứ trong phái đoàn sứ bộ nhà Lê sang cống nhà Minh, bởi ông là người có học thức cao, ứng đối giỏi, có tài văn học và được nhà vua quý mến.

Trong đợt đi sứ nhà Minh ấy, ông đã viết tác phẩm “Kim Lăng ký” nổi tiếng, là tập ký về phong tục, con người, cảnh vật đất Kim Lăng thuộc Nam Kinh (kinh đô của nhà Minh) bằng chữ Nôm, hai bài thơ trong chuyến đi này được Lê Quý Đôn chép lại trong sách “Toàn Việt thi lục”. Tương truyền ông còn là tác giả truyện thơ “Phan Trần” viết bằng chữ Nôm được phổ biến cho đến ngày nay.

Trong vòng 20 năm cống hiến và thăng tiến trên quan trường, từ một chức quan nhỏ với hàm Tòng Thất phẩm, Đỗ Cận được làm Phó sứ, rồi làm Tham nghị xứ Quảng Nam. Nhờ tài năng và sự cống hiến của một bậc quân tử, ông được làm tới chức Thượng thư với hàm Tòng Nhị phẩm.

Không chỉ là một vị quan tài năng đức độ và cần mẫn, Đỗ Cận còn là thành viên của Hội Tao Đàn nhị thập bát tú - nơi tập hợp những nhà thơ tài năng nhất của nền thi ca thời Hồng Đức do vua Lê Thánh Tông sáng lập và làm Đô nguyên suý. Đỗ Cận có những bài thơ hay được so sánh cùng những tuyệt tác của thi nhân Trung Hoa.

Dù là quan lớn, Đỗ Cận vẫn đau đáu nghĩ về quê hương. Ông đã thuê thợ giỏi, kén gỗ tốt dựng đền Lục Giáp tại xã Đắc Sơn, phỏng theo kiểu dáng Văn Miếu thay cho ngôi đền cũ nhỏ.

Ngưỡng mộ và biết ơn ông, sau khi Đỗ Cận mất nhân dân địa phương đã lập đền thờ ngay chân núi Phổ Sơn để thờ phụng. Ông cũng được tôn thờ tại đền Lục Giáp, cùng với những người anh hùng khác xứ Thái như Dương Tự Minh, Lưu Nhân Chú. Tại ngôi đền này, hàng năm rất nhiều sĩ tử đến thắp hương cầu mong đỗ đạt như Tiến sĩ Đỗ Cận.

Tên của Tiến sĩ Nguyễn Cấu và Đỗ Cận đều được chọn để đặt cho hai con đường tại thành phố Phổ Yên. Năm 1997, Trường Cấp II năng khiếu Phổ Yên được đổi tên thành Trường THCS Đỗ Cận.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/hai-nha-khoa-bang-xu-thai-duoc-vua-le-ban-ten-post666635.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/hai-nha-khoa-bang-xu-thai-duoc-vua-le-ban-ten-post666635.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hai nhà khoa bảng xứ Thái được vua Lê ban tên