Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: Bộ Y tế).
Các nhóm triệu chứng bất thường theo chuyên khoa cần được thăm khám và đánh giá về mức độ, đồng thời cần loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác, trước khi kết luận thuộc hội chứng hậu COVID-19.
PGS.TS. Phan Thu Phương cũng cho biết, để dự phòng di chứng hậu COVID-19 thì việc đầu tiên quan trọng là tiêm vắc-xin để phòng nhiễm bệnh.
Người bệnh theo dõi sức khỏe nếu phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu như khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít; nhịp thở ở người lớn ≥ 20 lần/phút; SpO2 ≤ 96%; mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc < 50="" nhịp/phút;="" huyết="" áp="" thấp:="" huyết="" áp="" tối="" đa="">< 90="" mmhg,="" huyết="" áp="" tối="" thiểu="">< 60="" mmhg="" (nếu="" có="" thể="" đo);="" đau="" tức="" ngực="" thường="" xuyên,="" cảm="" giác="" bó="" thắt="" ngực,="" đau="" tăng="" khi="" hít="" sâu;="" thay="" đổi="" ý="" thức:="" lú="" lẫn,="" ngủ="" rũ,="" lơ="" mơ,="" rất="" mệt/mệt="" lả,…="" phải="" thông="" báo="" ngay="" với="" cơ="" sở="" y="">
Khi có bất kỳ bất thường nào về sức khỏe sau khi nhiễm COVID-19, người bệnh nên đến cơ sở y tế để thăm khám hoặc liên hệ nhân viên y tế để được hỗ trợ tư vấn, nhằm phát hiện sớm các di chứng, biến chứng, bệnh lý mắc phải để điều trị kịp thời, hiệu quả.