Mẹ có trách nhiệm quan trọng trong việc phát triển hành vi, thói quen hàng ngày của trẻ. (Ảnh minh họa)
Nhà Tâm lý học Alesha đã nói: "Việc trì hoãn sự hài lòng của trẻ đúng cách là cần thiết trong việc giáo dục gia đình". Nhiều người mẹ hiểu rõ tác dụng của việc trì hoãn sự hài lòng là để tốt cho con cái về lâu dài. Họ không cho phép trẻ chỉ chờ đợi mà cần tự chủ trong cuộc sống thông qua việc trì hoãn sự hài lòng.
2. Trì hoãn, sống không có kế hoạch
Trì hoãn là căn bệnh nhiều người mắc phải. Một khi việc gì bị trì hoãn, không có kế hoạch thì rất dễ khi thực hiện trở nên nóng vội, dễ mắc sai lầm. Nếu trong giáo dục gia đình, người mẹ chỉ hành động theo cảm tính mà không lên kế hoạch chu đáo sẽ dễ để lại hậu quả. Thậm chí trở thành tấm gương xấu cho con cái, khiến con mất đi khái niệm về thời gian.
Người mẹ cần dạy con lên kế hoạch và chuẩn bị trước để có thể đối mặt với mọi thử thách, khó khăn trong cuộc sống.
Một nghiên cứu trên Tạp Chí Tâm Lý Xã Hội Châu Âu cho thấy những người lập kế hoạch cụ thể có nhiều khả năng hành động hơn. Và những kiên trì với hành động của mình và có thành công cao hơn 91%. Ngược lại, tỷ lệ thành công của những người dựa vào việc đưa ra quyết định tạm thời để giải quyết vấn đề chỉ là 35%.
(Ảnh minh họa)
3. Ham muốn kiểm soát quá mạnh mẽ
"Mẹ làm điều đó vì lợi ích của con", "Mẹ làm vậy để giúp con tránh đi đường vòng", "Mai này con sẽ hiểu việc mẹ làm hôm nay",… Đây là những câu nói mà nhiều người mẹ thường dành cho con mình.
Không ít người mẹ theo dõi cuộc sống của con mình và tự quyết mọi việc thay con. Chẳng hạn đó là hoạt động vui chơi, sở thích, học tập,… thậm chí là cả đồ ăn. Việc kiểm soát quá mức thực chất là một kiểu bạo hành tinh thần đối với trẻ. Điều này chỉ hủy hoại đi tài năng của trẻ, khiến trẻ trở nên nhút nhát. Thậm chí trẻ còn dễ hình thành tâm lý "trả đũa" sau khi trưởng thành.