- Vậy đội ngũ giảng viên chủ chốt họ tiếp nhận Đề án 33 như thế nào?
- Họ rất vui và sẵn sàng đón nhận. Bởi mỗi lần tham gia vào tập huấn, bồi dưỡng, họ sẽ trưởng thành hơn rất nhiều. Mọi người sẵn sàng hỗ trợ nhau trong chuyên môn, xây dựng thành các cộng đồng học tập, mang lại những giá trị thiết thực cho công tác đào tạo, bồi dưỡng.
Mỗi người cảm thấy vui và hạnh phúc vì đã tìm được đích của mình đến. Chúng tôi trân trọng ở điều đó. Giáo viên mầm non rất cần những tài liệu để tự học, tự bồi dưỡng và họ sẽ chủ động thay đổi.
Khóa tập huấn, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán mầm non dựa trên tiếp cận mới về chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cốt cán đã để lại nhiều ấn tượng và cảm xúc cho người học. |
- TS có nhắc đến từ khóa thay đổi. Vậy có sự so sánh nào trước và sau khi có Đề án 33?
- Thay đổi lớn nhất đó là năng lực của đội ngũ giảng viên, giáo viên và cán bộ quản lý ngày càng phát triển. Họ cũng có cái nhìn đa chiều hơn và sự tham gia của giảng viên đã rộng lớn hơn.
Giảng viên sẵn sàng tham gia viết tài liệu bồi dưỡng và những hoạt động chuyên môn khác. Họ chủ động trong công việc của mình và kết nối với giảng viên của các ngành khác, tạo thành cộng đồng học tập, bồi dưỡng và vòng tròn chia sẻ, kết nối có giá trị.
Chẳng hạn, khi xây dựng các mô-đun bồi dưỡng “xây dựng môi trường giáo dục giàu tính thẩm mỹ”. Đầu tiên các thầy các cô nghĩ đó là một tài liệu bình thường. Tuy nhiên, càng làm càng bị lôi cuốn và người này truyền cảm hứng cho người kia.
Trên tinh thần đó, ai nấy đều mong muốn chọn được những hình ảnh sắc nét để đưa vào tài liệu bồi dưỡng. Một số tác giả viết các mô-đun bồi dưỡng khác cũng nhiệt tình và tâm huyết như thế. Suy cho cùng, tất cả thay đổi đều vì người học.
Xin cảm ơn bà!