“Bộ tài liệu GDĐP rất quan trọng, vì linh hồn bài học truyền đạt đến học sinh nằm tại đây. Do đó, ban biên soạn cố gắng chọn lọc, sử dụng những bức ảnh có giá trị nghệ thuật. Chính vì vậy, sở có văn bản gửi đến Hiệp hội Nhiếp ảnh, Bảo tàng, Sở Văn hóa… để hỗ trợ nhóm biên soạn. Bởi, thầy cô rất tôn trọng bản quyền của tác giả. Tuy nhiên, trong quá trình chọn lọc ảnh có sơ suất. Sau đó, các thầy cô đã 3 lần đến xin lỗi tác giả và xin đính chính, điều chỉnh đúng tên trong những lần sau. Đồng thời, sở tổ chức họp 3 lần và sẵn sàng chi trả mức thù lao ảnh nhưng tác giả không đồng thuận”, bà Trung nói.
Thuê nhiếp ảnh, ký bản quyền vĩnh viễn
Theo bà Trung, đối với những bộ tài liệu GDĐP sau này, nếu nhiếp ảnh gia nào sẵn sàng đồng hành thì đơn vị ký bản quyền vĩnh viễn bức ảnh đó. Bên cạnh đó, sở sẽ hợp đồng với các nhiếp ảnh gia để chụp hình, đồng thời có văn bản gửi đến các cơ quan như: Bảo tàng, Sở Văn hóa… để xin những hình ảnh đã được cấp bản quyền.
Tương tự, ông Lê Duy Định, Giám đốc Sở GD&ĐT Gia Lai, cho hay: Trước khi thực hiện bộ tài liệu GDĐP, đơn vị đã quán triệt kỹ lưỡng với ban biên soạn về nội dung cũng như bản quyền hình ảnh.
Để tránh những sai sót không đáng có, đối với những hình mới đơn vị thuê nhiếp ảnh gia để chụp. Còn với hình ảnh cũ, thuộc về tư liệu không thể chụp được thì sở làm việc trực tiếp với tác giả để xin phép và mua bản quyền vĩnh viễn. Bên cạnh đó, ban biên soạn sẽ chú thích tên tác giả và nhiếp ảnh gia ở dưới những bức ảnh.
“Nhằm tránh sai sót, tất cả các bộ tài liệu GDĐP đơn vị đều kiểm tra kỹ nội dung và làm việc trực tiếp với tác giả để mua bản quyền hình ảnh vĩnh viễn”, ông Định nói.