Các công ty cổ phần như: Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai, Đầu tư LDG, Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình... bị đơn vị kiểm toán chỉ ra sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu, dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục.
Trong ngày thị trường chứng khoán đứt mạch tăng điểm và cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai nằm sàn khiến khối tài sản của bầu Đức ghi nhận mức giảm hàng trăm tỷ đồng.
Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai thế chấp gần 166 triệu cổ phiếu Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai thuộc sở hữu của doanh nghiệp này để đảm bảo cho tổng số tiền vay tối đa 1.050 tỷ đồng của Công ty CP Chăn nuôi Gia Lai tại LPBank.
Theo bầu Đức, sầu riêng của công ty bắt đầu thu hoạch vào tháng 8, nhưng từ tháng 5 đã có nhiều thương lái, doanh nghiệp của Trung Quốc hỏi mua giá cao.
Dự kiến ngày 10/5, Hoàng Anh Gia Lai sẽ tổ chức đại hội cổ đông với sự tham gia của một số cổ đông lớn sau giai đoạn tái cơ cấu. Thời gian qua, Hoàng Anh Gia Lai có nhiều sự thay đổi từ logo, cổ đông, nhân sự cấp cao…
Bà Đoàn Hoàng Anh (con gái bầu Đức) vừa chi khoảng 13,7 tỷ đồng để mua vào thêm 1 triệu cổ phiếu HAG của Hoàng Anh Gia Lai. Sau giao dịch, bà Hoàng Anh đã nâng tỷ lệ sở hữu lên 1,19% vốn điều lệ HAG nhưng không nắm chức vụ gì tại công ty.
Trái ngược với xu hướng thận trọng và giao dịch chậm lại trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của Bầu Đức bất ngờ hút dòng tiền và tăng trần vào gần cuối phiên.
Toàn bộ số tiền thu được từ việc chuyển nhượng khách sạn Hoàng Anh Gia Lai sẽ ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ trái phiếu Hoàng Anh Gia Lai 2016 của công ty tại BIDV.
Cùng với kết quả kinh doanh tích cực trong quý 3/2023, doanh nghiệp của bầu Đức cũng đã hoàn tất việc bán khách sạn nổi tiếng nhất Tây Nguyên để thu về số tiền 180 tỷ đồng.
Hoàng Anh Gia Lai chưa thanh toán lãi hai kỳ cho trái phiếu mã HAGLBOND16.26. Trong đó, ngày 30/3 phải thanh toán 177,9 tỷ đồng và ngày 30/6 phải trả 177,9 tỷ đồng.