Muốn dạ dày khỏe mạnh, chúng ta phải học cách từ chối những yếu tố gây hại cho nó và rèn luyện những thói quen tốt.
Dạ dày là cơ quan lớn nhất của hệ thống ống tiêu hóa, có nhiệm vụ chứa thức ăn, nghiền nát, chuyển hóa một phần các thức ăn thành chất dinh dưỡng chuẩn bị quá trình hấp thu đi nuôi cơ thể. Chỉ khi dạ dày khỏe mạnh, tiêu hóa và miễn dịch mới khỏe, các hoạt động hàng ngày của cơ thể được diễn ra suôn sẻ.
Nếu muốn sở hữu dạ dày khỏe mạnh, có 5 thứ bạn phải học cách từ chối:
Trên thực tế, có rất nhiều món ăn gây hại cho dạ dày mà bạn cần từ chối hoặc ăn ít lại trên bàn ăn. Nổi bật có thể kể đến như: thức ăn nhiều muối, rau củ quả muối chua, các món cay nóng nhiều, thực phẩm chế biến sẵn, đồ nướng/hun khói…
Học cách từ chối rượu bia, món ăn cay nóng, đồ muối chua là cách bảo vệ dạ dày hiệu quả (Ảnh minh họa)
Tuy rằng ngon miệng với nhiều người nhưng những món ăn này không hề thân thiện với niêm mạc dạ dày, không dễ tiêu hóa và làm rối loạn axit dịch vị. Đặc biệt, nó còn gây hại tới hệ miễn dịch, sức khỏe tổng thể và làm tăng khả năng mắc ung thư, bao gồm cả ung thư dạ dày.
Đây là những nhân tố hàng đầu gây hại cho sức khỏe con người mà chúng ta nên hạn chế hết mức có thể. Đồ uống có cồn chứa nhiều chất làm tăng sản xuất axit dạ dày và làm kích ứng niêm mạc dạ dày, lâu ngày làm tổn thương dạ dày.
Còn hút thuốc thì tương đương với nạp vào cơ thể hàng ngàn chất độc, gây tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa như thực quản, dạ dày. Đồng thời làm tăng nguy cơ nhiễm vi khuẩn HP, dẫn đến tổn thương viêm mạn tính, hình thành các ổ loét, nguy cơ ung thư thực quản, dạ dày.
Ăn đêm không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ, gây béo phì mà còn ép dạ dày làm việc quá tải, khiến dịch vị dạ dày tiết ra quá mức gây ăn mòn niêm mạc dạ dày. Thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết sẽ phân hủy và lên men trong dạ dày, dẫn tới đầy bụng và đau dạ dày. Thói quen xấu này lặp lại lâu ngày ắt khiến dạ dày tổn thương, không đủ thời gian phục hồi và viêm loét, ung thư.
Ăn khuya là thói quen xấu hại cho dạ dày và ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ (Ảnh minh họa)
Có thể do đặc thù công việc, học tập mà bạn phải ngồi nhiều, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn buộc phải ngồi lâu một chỗ liên tục. Ít nhất hãy rèn luyện thói quen đứng dậy đi lại, đơn giản hơn là giãn cơ tại chỗ 45 - 60 phút một lần.
Bởi ngồi lâu một chỗ khiến nhu động ruột, và dịch tiết ruột - dạ dày có xu hướng giảm. Nó cũng ảnh hưởng xấu tới lưu thông máu và quá trình tiêu hóa thức ăn của dạ dày,, tăng nguy cơ béo phì và tăng áp lực lên dạ dày, tích tụ mỡ nội tạng hay dẫn tới đau dạ dày cùng nhiều vấn đề tiêu hóa khác.
Dù vì bất cứ lý do gì, thức khuya cũng là một thói quen “phá hủy” dạ dày, ngay cả khi bạn không hề ăn khuya. Bởi thói quen này khiến dạ dày không được nghỉ ngơi đúng đồng hồ sinh học, không có thời gian hồi phục tổn thương.
Thức khuya cũng khiến dạ dày tiết nhiều axit dịch vị hơn và làm rối loạn hệ vi khuẩn dạ dày. Trong đó, thức khuya tạo cơ hội cho vi khuẩn HP - gây viêm loét, ung thư dạ dày phát triển, hoạt động mạnh. Thức khuya lâu ngày cũng ảnh hưởng xấu tới hệ miễn dịch, dễ gây căng thẳng - đều là những yếu tố gây hại, tăng nguy cơ mắc bệnh dạ dày.
Ngoài ra, lạm dụng thuốc, căng thẳng kéo dài, nhịn ăn sáng, ăn không đúng bữa, lười vận động… cũng là những thói quen xấu mà bạn cần từ chối để dạ dày khỏe mạnh, không bị bệnh tật tấn công.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Sohu