“Chủ bán đúng ở thời điểm trước Tết nên tôi nghĩ chắc chắn họ đang cần tiền gấp để trả nợ. Đó là lý do tôi ép giá về 9 tỷ đồng với điều kiện thanh toán toàn bộ tiền mặt. Sau 2 ngày suy nghĩ, chủ đồng ý ngay lập tức”, anh N.M kể lại.
Sau khi chủ nhà chuyển đi, anh N.M cho thuê với giá 18 triệu đồng/tháng. Đến tháng 6/2023, do làm ăn kinh doanh thuận lợi, người thuê đề xuất mua lại căn nhà phố.
“Tôi hỏi người thuê: Chú muốn mua lại với giá bao nhiêu? Người thuê có trả giá 10,3 tỷ đồng. Tôi báo: 11 tỷ đồng mới bán. Người thuê sau đó đồng ý. Ban đầu, tôi không có ý định bán nhưng tính lại, chỉ 5-6 tháng, tôi lãi khoảng 2 tỷ đồng, không chịu phí sang tên. Tôi thấy khá hợp lý vì số tiền này, tôi muốn tìm cơ hội đầu tư khác”, anh N.M nói.
Tuy nhiên, nhà đầu tư này tiết lộ: “Cuộc giao thương giữa anh và chủ căn nhà phố cũ về mức giá giao dịch gần như bí mật”.
Anh Phạm Thái, Giám đốc Kinh doanh của Công ty bất động sản chuyên phân phối sản phẩm nhà phố, nhà trong ngõ ở Hà Nội cho biết: “Thực tế, nhiều người mua bất động sản thời điểm tháng 12-2022 đến tháng 3/2023 đều có lời, nếu tính theo giá trị trường đối với loại hình nhà phố, nhà trong ngõ. Tất nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra với những người mua bất động sản vị trí đẹp, của chủ nhà cần bán gấp. Giai đoạn trước và sau Tết Nguyên đán, có lượng nhỏ chủ bất động sản bán rẻ vì cần tiền. Đơn cử, có chủ bất động sản bán căn nhà trong ngõ đang ở với giá 4 tỷ đồng, thấp hơn mặt bằng thị trường thời điểm đó 200-300 triệu đồng, thấp hơn đến 500 triệu đồng so đầu năm 2022. Thì rõ ràng, người mua đã có lời. Đến hiện tại, mức lãi suất đã hạ nhiệt giảm, giá bất động sản dần “hồi” trở lại, thanh khoản tăng nhẹ. Nếu người mua cách đây 6-7 tháng đều có thể bán ra và chốt lời nhỏ”.
Song, anh Thái cho biết: “Lượng người mua giai đoạn trước chủ yếu để ở. Lượng nhà đầu tư ôm hàng thấp. Hơn nữa, lãi tiền tỷ họ còn muốn bán. Lãi 200-300 triệu đồng, nhà đầu tư sẽ để dành, chờ giá bật tăng, thanh khoản sôi động trở lại mới bán”.