Khi đại biểu Quốc hội là nhà giáo

Nguyễn Nhung | 23/11/2022, 06:38
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Những đại biểu Quốc hội công tác trong ngành GD chia sẻ bí quyết để hoàn thành trọng trách nhà giáo và người đại biểu của nhân dân...

Dựa vào chương trình công tác hàng năm của Quốc hội, của ngành để xây dựng kế hoạch công tác năm của bản thân, nội dung công tác chuyên môn mình phụ trách. Lưu ý sắp xếp nội dung, công việc theo thứ tự ưu tiên và trình tự thời gian thực hiện để hạn chế tối đa sự chồng chéo. Tôi cũng luôn dành thời gian để nghiên cứu tài liệu, nắm bắt các thông tin thông qua các phương tiện truyền thông như báo, đài; lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp, quần chúng qua các giao tiếp hàng ngày, qua các cuộc tiếp xúc cử tri…; đồng thời tranh thủ sự góp ý, giúp đỡ của các thế hệ đi trước.

Có thể nói, để thực hiện tốt được cả hai nhiệm vụ, đó là cả một quá trình tích lũy của bản thân. Bên cạnh sự tự cố gắng, nỗ lực, không thể không kể đến sự tạo điều kiện của lãnh đạo đơn vị, sự phối hợp, giúp đỡ của đồng nghiệp, cộng sự và gia đình.

*Bà Đinh Thị Bình, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Sơn (Phú Thọ), đại biểu Quốc hội khóa XIV: Thấm thía khó khăn, áp lực của người đại biểu

Khi đại biểu Quốc hội là nhà giáo ảnh 3

Bà Đinh Thị Bình.

Với mỗi đại biểu Quốc hội công tác trong ngành Giáo dục, cứ mỗi dịp 20/11 là một dịp đặc biệt!

Khi được các cấp lãnh đạo giới thiệu ứng cử làm đại biểu Quốc hội, mỗi thầy, cô giáo như chúng tôi đều cảm thấy vinh dự lớn lao mà chưa hình dung hết những trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân mình trước cử tri, trước nhân dân. Thế nhưng, khi đã trọn một nhiệm kì, giáo viên chúng tôi mới vỡ lẽ, mới thấm thía những khó khăn, áp lực mà người đại biểu nhân dân cần gánh vác.

Giáo viên chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn, từ việc tiếp cận các kiến thức đến rèn luyện các kỹ năng để hoạt động đại biểu, bởi trước đây, chúng tôi thuần túy hoạt động chuyên môn. Khó khăn lớn hơn là làm sao có mối liên hệ thật tốt với cử tri, nắm bắt và phản ánh được đầy đủ những tâm tư, nguyện vọng của cử tri tới Quốc hội.

Tuy nhiên, với sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, sự quan tâm bồi dưỡng do các cơ quan của Quốc hội cùng các cơ quan thông tấn tổ chức; đặc biệt là nhờ sự ủng hộ của cử tri và nhân dân mà chúng tôi đã từng bước hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Trong những nguồn động viên mà chúng tôi nhận được có sự quan tâm, chia sẻ của lãnh đạo nhà trường, của anh em đồng nghiệp và chính những học sinh mà mình giảng dạy. Làm học sinh của đại biểu Quốc hội, các em phải chịu nhiều thiệt thòi do thầy cô thường xuyên đi vắng, có những điều muốn chia sẻ cũng không được kịp thời, có khó khăn cũng không nhờ thầy cô giải quyết ngay được. Bởi thế, chính sự chịu thương chịu khó, sự quyết tâm, sự ủng hộ của các em học sinh đã trở thành động lực to lớn cho giáo viên chúng tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ của người đại biểu để xứng đáng với sự cố gắng của chính những học trò thân yêu.

Ngày 20/11 thường lệ, chúng tôi sẽ được nhìn thấy sự hân hoan của học trò, sẽ được cùng các em chia sẻ những niềm vui hay những câu chuyện thật thú vị mà chỉ tuổi học trò mới có được. Điều đó khiến chúng tôi như được trẻ lại, được “sạc điện” để tiếp tục sự nghiệp trồng người của mình. Thế nhưng, nếu là đại biểu Quốc hội, những niềm vui nho nhỏ ấy lại trở thành thứ xa xỉ bởi ngày 20/11 là ngày khai mạc các kì họp. Chúng tôi sẽ lại chắt chiu những tình cảm của các em để tự nhủ với bản thân hãy hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của đại biểu để xứng đáng với niềm tin mà cử tri gửi gắm, cũng là niềm tin mà các học trò dành cho thầy, cô giáo của mình!

*Cô Trần Thị Quỳnh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Khuyến, TP Nam Định, tỉnh Nam Định: Niềm vinh dự, cũng là trách nhiệm lớn lao

Khi đại biểu Quốc hội là nhà giáo ảnh 4

Cô Trần Thị Quỳnh, giáo viên Trường THPT Nguyễn Khuyến trong tiết Hội giảng thi giáo viên giỏi tỉnh Nam Định năm 2020.

Mùa hè năm 2021, tôi trúng cử và trở thành một trong những đại biểu nữ trẻ tuổi của Quốc hội khóa XV, khi ở tuổi 29. Đây là một niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là trách nhiệm lớn lao đối với tôi, một giáo viên trung học phổ thông, khiến tôi phải cố gắng nhiều hơn nữa.

Bản thân tôi luôn cố gắng để cân bằng giữa công tác chuyên môn và các hoạt động của Quốc hội. Cùng với việc bảo đảm tốt công tác chuyên môn và các công tác khác trong nhà trường, trong vai trò là đại biểu Quốc hội, tôi luôn tích cực học hỏi để trở thành cầu nối mang tiếng nói của người dân tới nghị trường Quốc hội. Theo đó, phản ánh, chuyển tải nguyện vọng chính đáng và cả những vấn đề mà cử tri quan tâm tới Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan Nhà nước, giúp việc xây dựng các cơ chế, ban hành chính sách, pháp luật, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước bảo đảm tính khả thi, phù hợp thực tiễn và đạt được sự đồng thuận cao của nhân dân.

Cô Nguyễn Thị Lan Phương - Giáo viên Trường Tiểu học Hồng Hà (Hoàn Kiếm -Hà Nội) cho biết: Hơn 20 năm trong nghề, đã quen với dạy học trực tiếp khi chuyển sang dạy học trực tuyến khá lo lắng vì phương thức dạy học khác nhau đòi hỏi việc soạn giáo án, cách truyền tải thay đổi. Với sự hỗ trợ trách nhiệm và bài bản của tổ hỗ trợ, kết hợp với tự nghiên cứu và ứng dụng CNTT vào dạy học, các bài giảng trực tuyến của tôi được học sinh đón nhận tích cực. Đặc biệt, khi kĩ năng ứng dụng CNTT tốt hơn cũng giúp giáo viên tự tin sáng tạo giáo án và khai thác học liệu điện tử trong quá trình dạy học…

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khi-dai-bieu-quoc-hoi-la-nha-giao-post615889.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khi-dai-bieu-quoc-hoi-la-nha-giao-post615889.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi đại biểu Quốc hội là nhà giáo