Khi người thầy "né tránh" .... sự thật

Nguyễn Long | 08/10/2023, 06:17
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Giáo dục những ngày đầu năm học đã xảy ra nhiều sự vụ không tốt về giáo viên, phụ huynh và học sinh. Nhưng việc rút kinh nghiệm sâu sắc, để sửa chữa tích cực thì chưa thấy, trái lại là bao biện và thầy nói…dối!

Cả xã hội đều trăn trở

Theo GS.TS Phạm Tất Dong (Hội Khuyến học Việt Nam), nguyên nhân lớn nhất dẫn đến hiện tượng lệch chuẩn phẩm chất, đạo đức trong giáo dục là do bộ phận giáo viên không tự trau dồi phẩm chất, đạo đức cho riêng mình.

Từ xưa đến nay, thầy cô luôn được xem là tấm gương mẫu mực về đạo đức, nhân cách cho học sinh noi theo. Người ta thường ví trẻ em như tờ giấy trắng. Nếu giáo viên có những hành động tốt đẹp thì giống như đang tô vết mực đỏ vào trang giấy trắng; và ngược lại, nếu làm những việc không tốt thì chẳng khác nào vẽ vào trang giấy đó những vết mực đen.

chay-chung-cu-mini-khuong-ha-ha-noi-1-copy-copy-2-(1).jpg
Trường Lạc Long Quân (Sóc Sơn, Hà Nội) đang là điểm nóng khi hiệu trưởng ký văn bản từ chối công tác giáo dục đối với một học sinh lớp 12A3 vì phụ huynh thắc mắc những khoản chi tiêu

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và tuyên truyền từng nêu ra quan điểm: Mối quan hệ thầy - trò đã có nhiều thay đổi và phức tạp hơn, trở nên dân chủ, công khai chứ không còn áp đặt, một chiều như trước.

Nhìn theo chiều hướng tích cực, điều này thể hiện tính nhân văn, dân chủ trong quan hệ thầy - trò. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những ảnh hưởng tiêu cực.

Không hiếm trường hợp trò hỗn láo, cãi lại thầy, thể hiện thái độ tự do thái quá, trong khi thầy lại không được quát mắng, trừng phạt học trò. Những hiện tượng như "đổi chác", "phong bì”, "chạy điểm, chạy trường", "hành xử kiểu xã hội đen"… đang phản ánh một tình trạng đáng báo động về sự thoái hóa, biến chất của mối quan hệ thầy - trò ngày nay, về sự lệch chuẩn của truyền thống "tôn sư trọng đạo", về sự ô nhiễm của môi trường giáo dục…

chay-chung-cu-mini-khuong-ha-ha-noi-1-copy-copy-2-(2).jpg
Trước đó cũng tại huyện Sóc Sơn, cũng dậy sóng vì học sinh quỳ gối xin lỗi giáo viên tại trường THPT Đa Phúc 

Những ngày đầu năm học 2023 - 2024, liên tiếp xảy ra vài vụ việc các cá nhân giáo viên, có hành vi thiếu chuẩn mực ngay tại trường học, đã khiến dư luận bức xúc và đặt ra câu hỏi nhiều chiều: Vì sao lại xảy ra những trường hợp đáng tiếc như vậy? Liệu trách nhiệm có chỉ nằm ở một mình phía các thầy cô?

Ngành giáo dục và cả xã hội cần giải pháp và hỗ trợ hiệu quả ra sao để cải thiện môi trường sư phạm và nâng cao vị thế nhà giáo trong bối cảnh hiện nay?

benh-dau-mua-khi.jpg
Văn bản do chính ông Đinh Quang Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn) ký về việc từ chối giáo dục đối với một học sinh lớp 12A3

Thẳng thắn mà nói, trong tất cả công việc, lĩnh vực hoạt động, đều có những cán bộ, nhân viên có hành vi lệch chuẩn, vi phạm đạo đức chứ không riêng gì lĩnh vực giáo viên. Tuy nhiên, nghề giáo với các tiêu chuẩn và giá trị đạo đức luôn được mọi người kỳ vọng, nên khi xảy ra vụ việc nhà giáo vi phạm đạo đức, lệch chuẩn, đã làm cho cả xã hội trăn trở, bức xúc.

chay-chung-cu-mini-khuong-ha-ha-noi-1-copy-copy-copy.jpg
Nhưng khi trả lời báo chí, ông Đinh Quang Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân lại cho rằng nhà trường chưa có văn bản nào từ chối giáo dục học sinh nói trên

Vì tâm hồn, nhân cách học sinh chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ đạo đức và cách giáo dục của nhà giáo và nhà trường… Do được kỳ vọng, và phụ huynh gửi con tới trường với mong muốn được nhà trường, thầy cô dạy dỗ nên người; nên khi xảy ra những sai sót về mặt đạo đức, đã khiến cho dư luận dậy sóng và phản ứng gay gắt là điều dễ hiểu.

Khi thầy nói ....dối

Ngành giáo dục hai huyện huyện Sóc Sơn và Thạch Thất (Hà Nội), bước vào năm học mới 2023 – 2024 đã làm cho dư luận "dậy sóng", khi vài cá nhân vướng vào những sự việc đáng tiếc về đạo đức và chuẩn mực. Tuy nhiên cách hành xử của những giáo viên ở cương vị lãnh đạo, càng kiến dư luận quan ngại sâu sắc.

Cá nhân ở những ngôi trường của hai huyện trên để xảy ra những sai lầm đáng tiếc, gây ảnh hưởng tới danh dự bản thân cũng như tác động xấu tới học sinh, phụ huynh… có thể nguyên nhân là do nghề giáo, và giáo viên đang chịu nhiều áp lực từ xã hội, và áp lực từ nghề.

Tuy nhiên cũng không loại trừ kỹ năng xử lý tình huống ở những cơ sở này chưa được quan tâm, và được người có chuyên môn tập huấn thường xuyên, để có thể đáp ứng được công việc trong bối cảnh hiện nay?

Hai sự vụ ứng xử có phần chưa chuẩn mực giữa nhà giáo, phụ huynh và học sinh, xảy ra tại huyện Sóc Sơn chỉ trong thời gian ngắn, đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của học sinh, uy tín của nhà giáo nói chung cũng như uy tín của ngành giáo dục vun đắp nhiều năm.

chay-chung-cu-mini-khuong-ha-ha-noi-1.jpg
Văn bản do ông Đinh Quang Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân ký cũng được VTV phát trong phóng sự, khiến nhiều bạn đọc bình luận cho rằng vị hiệu trưởng này đang nói dối

Những comment bình luận của bạn đọc trên Giáo dục Thủ đô liên quan những sự việc vừa qua được báo chí đăng tải, cho thấy giáo dục đang được bạn đọc hết sức quan tâm đến vấn đề này.

Phần lớn những bình luận đều tập trung về những cách ứng xử không đúng với chuẩn mực đạo đức nghề giáo của những giáo viên liên quan trong sự vụ. Cũng có những bình luận cho rằng, thầy đã nói dối khi xử lý khủng hoảng liên quan trực tiếp tới nhà trường.

chay-chung-cu-mini-khuong-ha-ha-noi-1-copy-copy.jpg
Phụ huynh liên quan đến học sinh bị Hiệu trưởng trường THPT Lạc Long Quân ký văn bản từ chối giáo dục

Bạn đọc tên A bình luận: “Đọc tin về việc trường Lạc Long Quân (Sóc Sơn) vì không đồng thuận với phụ huynh T mà ép học sinh phải nghỉ học, cho thấy văn hóa và đạo đức của người ra văn bản cần phải xem xét lại. Thấy cả chương trình VTV 24h phát về vụ việc này, nhưng thầy hiệu trưởng lại khẳng định với phóng viên VTV là nhà trường chưa có văn bản nào từ chối công tác giáo dục đối với học sinh là con của phụ huynh T. Cho thấy đây là điều nói dối “vô duyên” nhất mà tôi từng thấy. Vì cũng chính chương trình này đã đưa hình ảnh văn bản do chính trường này ban hành, nêu rất rõ là sau ngày 29/8/2023 nếu ông T không lên làm việc, nhà trường sẽ từ chối công tác giáo dục đối với học sinh …. Lớp 12A3, và phụ huynh cũng đã nhận được thông báo từ chính giáo viên...

chay-chung-cu-mini-khuong-ha-ha-noi-1-copy-copy-2-(3).jpg
Vụ việc nữ sinh lớp 12D4, Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn) quỳ xin lỗi cô giáo vừa dậy sóng, trường này lại tìm cách kỷ luật học sinh quay clip đó, khiến phụ huỵnh bất bình

Đối với sự việc nữ sinh lớp 12D4, Trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn), quỳ gối xin lỗi cô giáo chủ nhiệm. Bạn đọc tên B. thì bình luận: "sự viêc đáng tiếc đó của trường nên xem là bài học để rút kinh nghiệm sâu sắc đối với nhà trường cũng như ngành giáo dục.

Nhưng tôi thấy chính trường này lại đang tìm cách bao biện, kỷ luật học sinh quay clip phát tán trên mạng.

Xét về góc độ học tập và đạo đức tôi thấy chưa ổn. Đồng ý là học sinh trên lớp học không sử dụng điện thoại, và việc sử dụng tài khoản mạng xã hội để phát tán là không nên.

Nhà trường nên có phương pháp giáo dục để các em tự nhận thức và thay đổi tiến bộ, chứ đừng tìm cách kỷ luật, sẽ dễ dẫn tới xảy ra phản ứng ngược, vì gia đình họ cho rằng học sinh có quyền giám sát việc dạy học của giáo viên và có quyền giám sát hoạt động giáo dục của nhà trường. Cách xử lý của nhà trường không khác nào đổ dầu vào lửa…"

Những hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức của giáo viên sẽ tác động không tốt tới nhận thức của học sinh, gieo cho các em những ý nghĩ lệch lạc, rất khó giáo dục về sau.

Không dừng lại ở đó, hành vi lệch chuẩn của giáo viên còn gây ảnh hưởng đến cả một tập thể và vị trí chung của những người hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.

Nhiều khi, một tập thể có thành tích tốt, nhưng chỉ vì một người có hành vi sai lệch là tự khắc bao nhiêu con người bị mang tiếng, nảy sinh những thành kiến tiêu cực.

Giáo dục Thủ đô xin trích tiêu biểu những bình luận trên, mong sao ngành giáo dục huyện Sóc Sơn, thầy cô giáo và học sinh sớm rút ra những điều cần khắc phục để thay đổi, phát huy tốt hình ảnh người Việt hiếu học, vun đắp hình ảnh đẹp về tình thầy trò dưới mái trường, khi mà Ngày nhà giáo Việt Nam đã cận kề. 

Bài liên quan
Trường THPT Lạc Long Quân vi phạm quy chế tuyển sinh
(GDTĐ) - Do vi phạm quy chế tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2022-2023, Trường THPT Lạc Long Quân (Sóc Sơn) bị Sở GD&ĐT Hà Nội xử phạt.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khi người thầy "né tránh" .... sự thật