2. Các bài thuốc từ khoai sọ
- Chữa mụn nhọt, đầu đinh: Khoai sọ tươi và giấm, liều lượng bằng nhau. Đun sôi và nghiền nát thành bột nhuyễn, đắp vào nơi tổn thương.
- Chữa vết thương phần mềm, sưng phù nề bầm tím: Khoai sọ 120g, hành sống 3 củ. Khoai sọ giã nát, thêm chút rượu trộn đều, bôi đắp qua gạc mỏng trên chỗ đụng giập do chấn thương.
- Chữa phong tê thấp sưng đau: Khoai sọ và gừng, liều lượng bằng nhau. Giã nhuyễn đắp vào chỗ đau dùng băng cố định lại; ngày thay thuốc 1-2 lần.
Gia giảm có thể thay đổi, tùy theo thời tiết và cơ địa từng người: Mùa hè người tạng nhiệt, đau nhức do nhiệt có thể dùng 3-4 phần khoai sọ và 1 phần gừng; hoặc 2 phần khoai sọ và 1 phần gừng. Mùa đông người tạng hàn, đau do lạnh có thể dùng 1 phần khoai sọ, 2 phần gừng hoặc dùng 2 phần khoai sọ và 3 phần gừng.
- Trị rắn cắn, ong đốt: Lá khoai sọ tươi giã nát, đắp vào chỗ đau.
- Chữa mề đay: Bẹ lá khoai sọ 60g, rễ cây tai chuột 30g, hồng táo 30g, đường đỏ 30g. Sắc uống.
- Chữa yết hầu sưng đau: Khoai sọ 20g, rễ kỷ tử 50g. Sắc uống ngày 1 lần. Uống liền 2-3 tháng cho bệnh nhân bị u bướu vùng hầu họng.
- Chữa tiêu chảy, lỵ: Lá khoai sọ 30g, cà rốt 30g, tỏi 5g. Sắc uống.
3. Lưu ý khi sử dụng khoai sọ
- Khoai sọ làm thuốc dùng củ con tác dụng tốt hơn củ cái.
- Thuốc từ khoai sọ làm xong, phải dùng ngay trong ngày mới có tác dụng.
- Dược tính tự nhiên của khoai sọ cần nhiều thời gian hơn, do đó người bệnh cần kiên trì trong suốt quá trình chữa bệnh.