'Khoảng lặng' trước năm học mới

Minh Phong | 19/08/2022, 13:30
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Vì lý do khác nhau, nhiều giáo viên đã bỏ nghề dạy học. Trước thực trạng này, các chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp căn cơ để thu hút và giữ chân thầy cô ở lại ngành Giáo dục, nhất là với người giỏi.

Cần giải pháp căn cơ

Trước thực trạng trên, bà Tăng Thị Ngọc Mai đề nghị, cần thay đổi về thể chế, cơ chế và cách nhìn về giáo dục. Bổ sung nguồn tài chính cho ngành Giáo dục nói chung và cho các trường học nói riêng để có đủ kinh phí chi trả tiền dạy thêm giờ cho giáo viên.

“Hiện nay, kinh phí giao cho giáo dục dựa trên số lượng giáo viên thực tế, không giao theo số lượng biên chế được giao. Đây là một trong những bất cập cần được tháo gỡ” – bà Mai nêu ý kiến, đồng thời cho rằng, về lâu dài, cần có giải pháp căn cơ. Theo đó, các địa phương cần triển khai, thực hiện tốt Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ; trong đó có cơ chế đặt hàng, đấu thầu, giao nhiệm vụ đào tạo giáo viên.

Từ thực tế của bản thân, cô Lê Ngọc Hiệp mong muốn, cần cải thiện chế độ tiền công, tiền lương của giáo viên. Ít nhất, lương của giáo viên cũng phải đủ để trang trải cho cuộc sống thường nhật. “Chúng tôi là phụ nữ nên chi tiêu có thể tiết kiệm. Nhưng với các thầy giáo – “trụ cột” gia đình, với mức thu nhập như hiện nay quả thật là khó khăn. Nếu như lương của giáo viên tương đương với mức lương của ngành công an, quân đội, tôi tin sẽ không có nhiều người bỏ nghề dạy học” – cô Hiệp bày tỏ.

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT - nhấn mạnh, muốn nâng cao chất lượng giáo viên, cần nâng mức lương cho thầy, cô giáo. Bởi thực tế, đời sống của giáo viên Việt Nam còn thấp. Thu nhập của một giáo viên mới ra trường chỉ được trên dưới 3 triệu đồng/tháng, không đủ trang trải cho cuộc sống, chứ đừng nói đến chuyện tích lũy. Ở nhiều quốc gia, giáo viên được coi trọng nên thu nhập của họ có thể nuôi sống được gia đình.

“Tôi cho rằng, việc nâng lương cho giáo viên là hoàn toàn thỏa đáng” - PGS Trần Xuân Nhĩ nêu quan điểm, đồng thời nhìn nhận: Ngoài lương thấp, giáo viên cũng chịu áp lực từ nhiều phía: Lãnh đạo, phụ huynh, học sinh và dư luận xã hội. Do đó, cần có giải pháp cho giáo viên để phát huy năng lực, sức sáng tạo trong dạy học.

Cho rằng, có những vấn đề ngành Giáo dục không làm một mình được, mà cần sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các bộ, ngành và địa phương, PGS.TS Lê Anh Phương - Giám đốc Đại học Huế - viện dẫn: Đơn cử như “đặt hàng” các trường sư phạm để đào tạo giáo viên theo Nghị định 116/2020/NĐ-CP của Chính phủ. Trong bối cảnh giáo viên vừa thiếu, vừa thừa cục bộ, thì việc “đặt hàng đào tạo” là giải pháp cung cấp nguồn tuyển “trúng đích”.

Cô Phan Thị Hải Yến cho hay, năm học 2021 - 2022, do tình trạng thiếu giáo viên nên ban giám hiệu phải cắt cử, thay nhau đứng lớp. Thậm chí có giáo viên phải chủ nhiệm 2 lớp khác nhau, nhằm đảm bảo nguyên tắc: Có học sinh sẽ có giáo viên dạy học.

Theo giaoducthoidai.vn
https://giaoducthoidai.vn/khoang-lang-truoc-nam-hoc-moi-post604878.html
Copy Link
https://giaoducthoidai.vn/khoang-lang-truoc-nam-hoc-moi-post604878.html
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Khoảng lặng' trước năm học mới