Ngoài ra, đảm bảo an ninh, an toàn cho kỳ thi, như: công tác lưu giữ, bảo quản đề thi, bài thi tại điểm thi. Đồng thời chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất tại các trường THPT, Phổ thông DTNT để phục vụ việc ăn, ở của thí sinh, đặc biệt là học sinh các trường Phổ thông DTNT về dự thi. Đặc biệt, chú trọng công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch.
![]() |
Học sinh Kon Tum đang trong giai đoạn 'nước rút' để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng. |
Còn tại Gia Lai, dự kiến có 15.204 thí sinh đăng ký dự thi, trong đó có 14.298 thí sinh đang học lớp 12 (GDPT: 13.815, GDTX: 483) và 906 thí sinh tự do (GDPT: 757 và GDTX: 149). Địa phương thành lập 41 điểm thi chính thức và 17 điểm thi dự phòng ở tất cả các huyện, thị xã, thành phố nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho thí sinh tham dự Kỳ thi và tổ chức khâu coi thi.
Để nâng cao chất lượng kỳ thi, UBND tỉnh Gia Lai chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức dạy học và ôn tập theo đúng hướng dẫn của Bộ, Sở GD&ĐT. Qua đó đánh giá nghiêm túc, trung thực kết quả học tập của học sinh. Đồng thời, chuẩn bị các thiết bị, cơ sở vật chất , đội ngũ phục vụ cho kỳ thi.
Ngoài ra xây dựng phương án tổ chức thi trong điều kiện phòng, chống dịch Covid -19 và các dịch bệnh khác. Cụ thể, chuẩn bị một số điểm thi dự phòng và các điểm thi bố trí phòng thi, lực lượng cán bộ, giáo viên dự phòng để đáp ứng yêu cầu khi cần thiết. Cùng với đó, xây dựng phương án bố trí lực lượng bảo vệ, y tế, phòng dịch, phục vụ, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm sức khỏe và vệ sinh an toàn thực phẩm cho các thành viên làm nhiệm vụ thi và học sinh tham gia kỳ thi.
Bà Nguyễn Thị Thanh Lịch – Phó chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cũng giao UBND các huyện, thành phố có phương án hỗ trợ việc đi lại, ăn ở của thí sinh có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời có phương án, giải pháp với các tình huống xảy ra, như: mưa to, bão lũ,... tuyệt đối không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế hay đi lại.