Đoạn video sau khi đăng tải đã khiến mạng xã hội dậy sóng:
“Tuy là tiệc buffet nhưng ai cũng biết yêu cầu là ăn bao nhiêu thì lấy bấy nhiêu, ăn không hết thì đừng lấy nhiều, đã lấy thì không được lãng phí!”
“Mọi người để ý, quần áo của người ta vẫn còn trên ghế, cô không nhìn xem người khác còn ăn hay không? Đổ thừa kiểu đó thì xin chịu.”
“Chắc là không muốn nộp tiền đồ ăn thừa nên mới làm như thế”
Những kiểu ăn buffet nên tránh:
- Lấy quá nhiều món ăn trong một lần và lấy quá nhiều số lượng cho mỗi món.
- Chỉ lấy một loại nguyên liệu trong một món được chế biến tại chỗ. Ví dụ món lẩu, gồm nhiều loại như hải sản và thịt bò,…Có nhiều người chỉ lấy tôm và thịt bò với số lượng lớn, những người kế tiếp thì sẽ không được sử dụng nguyên liệu đó nữa.
- Chen lấn khi lấy thức ăn. Có một vài nhà hàng bố trí nơi lấy thức ăn khá chật chội, khiến thực khách dễ va chạm nhau, đồng thời văn hóa xếp hàng không được tuân thủ tạo cảm giác chen lấn xô đẩy
- Di chuyển quá nhanh trong khu vực để đồ ăn dễ gây va chạm với người khác
- Để thức ăn thừa mứa, không ăn hết. Đây là điều tối kị, “Văn hoá ăn buffet” không cho phép bạn để thừa một chút thức ăn nào vì ăn cái gì và ăn bao nhiêu hoàn toàn thuộc quyền lựa chọn của bạn.
Đồng thời để tránh những hệ luỵ không tốt cho sức khoẻ, hãy biết cách chọn lựa món ăn phù hợp với sức khoẻ của mình, tránh những món có nguy cơ gây dị ứng và hãy luôn nhớ dừng đúng lúc khi đã cảm thấy no. Không nên cố gắng ăn thật nhiều cũng như không nên lấy giúp thức ăn cho bạn bè khi ăn buffet vì ai cũng có quyền lựa chọn và khẩu vị mỗi người mỗi khác. Đó chính là mục đích và tinh thần của bữa tiệc buffet.