3. Học cách cư xử
Khả năng ứng xử với người khác phần nào thể hiện trí thông minh xã hội và trí tuệ cảm xúc của một người, đồng thời kiểm tra khả năng thích ứng, phương pháp làm việc và thậm chí cả các giá trị của một người. Nhiều người ở trong xã hội đã nhiều năm nhưng vẫn giữ tính “trẻ con”, giữ sự kiêu ngạo, cố chấp, không phân biệt được người tốt và người xấu, không hiểu được lòng người. Họ đang tự “đào hố” cho sự trưởng thành của chính mình.
Cha mẹ có tầm nhìn xa thường đưa con đi gặp gỡ nhiều người, dạy con cách giao tiếp với người khác, học cách lắng nghe, bày tỏ và đặt câu hỏi, khuyến khích con bày tỏ suy nghĩ, cảm xúc của mình. Đồng thời, họ dạy con trẻ phải tôn trọng ý kiến của người khác.
Hãy để trẻ học cách hợp tác với người khác, học cách chia sẻ tài nguyên và thông tin, đồng thời nuôi dưỡng con người có tinh thần trách nhiệm, chính trực và tinh thần hợp tác.
4. Có khả năng kỷ luật tự giác
Người giỏi tự quản lý bản thân là người có kỷ luật tự giác, không lười biếng, có mục tiêu vững vàng và sẵn sàng làm việc chăm chỉ, làm việc hiệu quả và không trì hoãn, có ý thức đạo đức đúng đắn. Những người như vậy sẽ luôn được “bật đèn xanh” trong công việc và cuộc sống sau này.
Điều quan trọng là dạy cho trẻ khả năng quản lý bản thân, ví dụ:
Học cách đặt mục tiêu và thực hiện chúng một cách chắc chắn.
Học cách sắp xếp thời gian hợp lý, cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi và quản lý thời gian một cách khoa học.
Trau dồi khả năng suy nghĩ độc lập, dám đưa ra quyết định và đặt mục tiêu vững chắc.
Có tinh thần trách nhiệm, không sợ thất bại và dám nhận trách nhiệm.
Lời kết
Sau này, trên vai mỗi một con người đều phải gánh thêm nhiều trách nhiệm. Thay vì để trẻ lớn rồi bị cuộc sống va chạm, bước vào xã hội trong sự ngây thơ và non nớt, tốt hơn hết hãy chú ý bồi dưỡng trí tuệ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Nhờ thế, trẻ có thể phát triển tự tin, có trách nhiệm và bình tĩnh khi xảy ra sự việc, không giáo điều. Những người như vậy thích nghi nhanh, trưởng thành nhanh và có thể tiến xa hơn những người khác.
*Nguồn: Aboluowang