Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng khai thác sơ đồ, lược đồ lịch sử

31/08/2023, 07:15
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

Cô Nguyễn Thị Ngân Hà, Trường THPT Hùng Vương, Đắk Lắk chia sẻ kinh nghiệm triển khai đánh giá thường xuyên bằng khai thác sơ đồ, lược đồ lịch sử.

Đây là một giải pháp giúp đa dạng các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên; hướng tới phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.

3 bước tiến hành

Theo cô Nguyễn Thị Ngân Hà, sử dụng kênh hình trong dạy học Lịch sử có vai trò quan trọng giúp học sinh nhận thức và tư duy lịch sử. Đó là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến nhận thức thực tiễn.

Tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ là những đồ dùng trực quan cần thiết được sử dụng để nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử. Đó không chỉ là công cụ phục vụ cho nhiệm vụ học tập mà còn sử dụng có hiệu quả trong kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

Một trong những năng lực đặc thù môn Lịch sử cần phát triển cho học sinh là năng lực tìm hiểu lịch sử. Với năng lực này, học sinh bước đầu nhận biết được các loại hình sử liệu khác nhau (như chữ viết, hiện vật lịch sử, tranh ảnh, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ...).

Để hình thành năng lực tìm hiểu lịch sử cho học sinh, ngoài các nguồn sử liệu do giáo viên cung cấp để khai thác, sử dụng trong học tập, giáo viên có thể đánh giá khả năng tự làm ra các nguồn sử liệu từ chính học sinh.

Học sinh tự vẽ hình ảnh, sơ đồ, lược đồ để góp phần làm phong phú nguồn sử liệu và là căn cứ để giáo viên kiểm tra, đánh giá thường xuyên, theo dõi năng lực học sinh trong suốt quá trình học tập.

Các bước để tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức sơ đồ, lược đồ lịch sử được cô Nguyễn Thị Ngân Hà gồm:

Giáo viên chuẩn bị nội dung đánh giá (xác định mục tiêu đánh giá, thuộc bài học nào, hoạt động nào trong bài học, đánh giá nội dung nào, năng lực cần đánh giá, công cụ đánh giá) để đưa ra yêu cầu học sinh trình bày theo sơ đồ hay lược đồ.

Giáo viên tổ chức đánh giá: nghe học sinh trình bày, quan sát hoạt động của học sinh, yêu cầu học sinh giải thích sản phẩm, đặt câu hỏi…

Phân tích kết quả, đánh giá, nhận xét, kết luận và ra quyết định: các nhóm, cá nhân đánh giá lẫn nhau; giáo viên đánh giá, tổng kết và có điều chỉnh, định hướng phù hợp.

Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng khai thác sơ đồ, lược đồ lịch sử  ảnh 1
Sản phẩm của học sinh khi học Lịch sử.

Hai cách làm

Việc tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên bằng hình thức khai thác sơ đồ, lược đồ lịch sử được tiến hành theo hai cách:

Một là: đánh giá năng lực khai thác các sơ đồ, lược đồ có sẵn do giáo viên cung cấp. Tiêu chí để đánh giá như sau:

TT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1
Mức độ tập trung
1
2
Thời gian khai thác
1
3
Chỉ ra được nội dung
4
4
Khả năng phân tích, trình bày
1
5
Khả năng phản biện, trả lời câu hỏi
2
6
Tinh thần hợp tác
1
Tổng điểm
10

Hai là: đánh giá năng lực thông qua các sơ đồ, lược đồ do học sinh tự làm ra. Bảng tiêu chí đánh giá như sau:

TT
Tiêu chí đánh giá
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
1
Đảm bảo thời gian
1
2
Mức độ hoàn thiện
1
3
Hình thức trình bày
1
4
Nội dung trình bày
4
5
Tính ứng dụng
2
6
Tinh thần hợp tác
1
Tổng điểm
10

Căn cứ vào các tiêu chí ở hai bảng trên, giáo viên có thể đánh giá được năng lực và phẩm chất của học sinh khi khai thác sơ đồ, lược đồ.

Ví dụ: Khi dạy bài 9 "Cơ sở hình thành văn minh Đông Nam Á thời kì cổ - trung đại" (Lịch sử lớp 10 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), giáo viên có thể kết hợp kiểm tra, đánh giá thường xuyên theo hai hình thức:

Thứ nhất: đánh giá qua việc khai thác lược đồ hình 1 trang 77 sách giáo khoa, kết hợp khai thác tư liệu 1 sách giáo khoa trang 78 về vị trí địa lí khu vực Đông Nam Á do học sinh trực tiếp trình bày. Thứ hai: đánh giá sơ đồ tư duy do học sinh thực hiện sau khi củng cố bài học.

Hoặc, khi dạy bài 12 "Văn minh Đại Việt" (Lịch sử lớp 10 - Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống), giáo viên có thể đánh giá năng lực khai thác sơ đồ, lược đồ của học sinh một cách hiệu quả, thay cho việc sử dụng hình thức vấn đáp.

Để làm rõ quá trình mở rộng lãnh thổ của quốc gia cổ Phù Nam, giáo viên yêu cầu học sinh tự tham khảo tài liệu bên ngoài kết hợp sách giáo khoa. Tương ứng với từng nhiệm vụ, giáo viên tiến hành nhóm, cặp đôi hoặc cá nhân phù hợp, sử dụng các phiếu đánh giá ở bảng 2.1, bảng 2.2 để đánh giá năng lực học sinh.

Với cách triển khai này, giáo viên vừa tiến hành được hoạt động hình thành kiến thức mới; vừa tiến hành kiểm tra, đánh giá thường xuyên; đồng thời phát triển được năng lực và phẩm chất của học sinh.

Bài liên quan
Những mối thù "truyền kiếp" trong lịch sử thời trang thế giới
Từ những cuộc cạnh tranh nhỏ nhặt cho đến những vụ kiện lộn xộn, đây là những mối thù thời trang lớn nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kiểm tra đánh giá thường xuyên bằng khai thác sơ đồ, lược đồ lịch sử