Kinh doanh mỹ phẩm ở thị trường Việt Nam: "Hàng nội" còn quá khiêm tốn

Hà Minh | 16/10/2023, 06:11
Theo dõi Giáo dục Thủ đô trên

(GDTĐ) - Hiện nay, mỹ phẩm đã trở thành một phần tất yếu trong đời sống. Lựa chọn được sản phẩm an toàn cho sức khỏe là vấn đề không nhỏ đối với người tiêu dùng. Xu hướng mới là tìm đến với các sản phẩm được làm từ nguyên liệu tự nhiên.

Một số nhãn hàng lớn như Lancome, Shiseido, Lower, Fendi, Estee Lauder,... hầu hết chiếm lĩnh các trung tâm thương mại. Một số thương hiệu nội địa cũng tạo dựng được vị thế nhất định trên thị trường mỹ phẩm như Thái Dương, Thorakao, Miss Sài Gòn, Lanna, Xmen, Biona,... nhưng chỉ tập trung chủ yếu ở phân khúc thấp và chiếm vị trí khiêm tốn trong thị phần tiêu thụ nội địa.

Mỹ phẩm Việt Nam hiện tại cũng đã cạnh tranh được trên thị trường, do biết lựa chọn đúng phân khúc thị trường “bình dân” cho cả khu vực nông thôn và thành thành thị.

Tuy nhiên, theo nhu cầu của thị trường, xuất hiện nhiều xu hướng sử dụng mỹ phẩm khác nhau.

Xu hướng sử dụng mỹ phẩm thiên nhiên: Thiên nhiên hóa các loại mỹ phẩm xu hướng làm đẹp chiết xuất thiên nhiên đang rất được ưa chuộng từ rất nhiều bạn gái. Đây cũng là xu hướng mới trong ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Theo báo cáo về thị trường mỹ phẩm Việt Nam, nhu cầu về mỹ phẩm thiên nhiên có xu hướng tăng. Nếu trước đây các công nghệ làm đẹp được ưa chuộng với các loại hóa mỹ phẩm nhờ hiệu quả nhanh chóng thì gần đây, xu hướng sử dụng mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên lại được ưa chuộng hơn.

Xu hướng ngành mỹ phẩm handmade: Chiếm thị phần nhỏ nhưng gần đây cũng có nhiều người quan tâm do nó phù hợp với xu hướng sống xanh, đáp ứng nhu cầu của người dùng có tiêu chí lựa chọn sử dụng sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên.

Khuyết điểm chính của ngành mỹ phẩm handmad là người sản xuất chưa có chuyên môn cao, sản phẩm chưa được công khai đánh giá chất lượng. Một số người sản xuất còn cố tình trà trộn các mặt hàng “nhập lậu” từ các nước láng giềng (điển hình là Thái Lan) vào hàng sản xuất để thu lợi nhuận.

Các mặt hàng mỹ phẩm handmade đa dạng về chủng loại như chăm sóc da, tóc, mỹ phẩm làm đẹp, sáp thơ, nến, xà phòng...

Xu hướng sử dụng dược mỹ phẩm: Dược mỹ phẩm là sản phẩm kết hợp giữa mỹ phẩm và dược phẩm, vừa có tính chất làm đẹp vừa có tác dụng sinh học nhẹ. Nghiên cứu, sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối, tư vấn, hướng dẫn sử dụng theo cách thức như các dược phẩm ở mức độ phù hợp. Nhưng dược mỹ phẩm là xu hướng làm đẹp khá an toàn, nó cũng là mỹ phẩm được nghiên cứu, bào chế như dược phẩm với hàm lượng tá dược ít hơn và yêu cầu quá trình chứng minh lâm sàng như một dược phẩm.

Thị trường mỹ phẩm nhập khẩu: Bên cạnh những thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng có nguồn gốc từ các nước châu Âu chiếm lĩnh thị trường từ nhiều năm nay, gần đây, các thương hiệu từ Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Á khác đã đồng loạt đổ bộ vào Việt Nam.

Những thương hiệu như the Face shop, Ohui, Laneige... đã có mặt ở nhiều tỉnh thành, nhất là các tỉnh thành lớn. Khách hàng trẻ yêu thích mỹ phẩm Hàn Quốc bởi chất lượng và giá cả phù hợp với năng lực tài chính của họ.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang đòi hỏi các doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước phải quan tâm đến thiết kế mẫu, bao bì, PR thương hiệu và nỗ lực quảng bá, phân phối sản phẩm nhiều hơn nếu không muốn “thua” ngay trên sân nhà.

Khi Việt Nam đã tham gia hàng loạt các hiệp định thương mại tự do và đưa thuế nhập khẩu loại hàng này về mức 0-5% thì thị trường mỹ phẩm Việt Nam sẽ còn sôi động hơn nữa.

Thị trường mỹ phẩm Việt Nam được coi là còn nhiều tiềm năng, khi chi tiêu cho mỹ phẩm bình quân đầu người mới chỉ ở mức 4USD/người/năm, thấp hơn nhiều so với Thái Lan (là 20USD/người/năm).

(Còn tiếp)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kinh doanh mỹ phẩm ở thị trường Việt Nam: "Hàng nội" còn quá khiêm tốn