Trồng người

Kỹ năng tự chăm sóc bản thân cha mẹ cần trang bị cho trẻ

Phạm Hoa 10/09/2024 06:18

(GDTĐ) - Cha mẹ nên dạy con kỹ năng tự chăm sóc bản thân sớm nhất để trẻ có thể tự tin khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài... Qua đó, việc trang bị những kỹ năng này cũng giúp trẻ đủ kiến thức để chăm sóc bản thân, giúp con trẻ bớt bỡ ngỡ với môi trường mới.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non 3

Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân: Kỹ năng cơ bản nhất mà trẻ nên được học từ các bậc phụ huynh là việc giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như chăm sóc các bộ phận cơ thể. Đây là các kỹ năng cần thiết để trẻ bảo vệ bản thân, đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh tay chân miệng, viêm đường hô hấp… tự lập trong cuộc sống. Vì vậy, cha mẹ cần dạy trẻ hiểu tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh cá nhân ngay từ khi còn nhỏ.

Nhiều cha mẹ ý thức được việc dạy trẻ vệ sinh cá nhân sẽ giúp con tự bảo vệ sức khỏe của mình nhưng không biết bắt đầu dạy con từ đâu. Thực tế, cha mẹ có thể giáo dục con thông qua những hoạt động sinh hoạt hằng ngày, dạy con từ những điều đơn giản nhất và nâng cao kỹ năng dần dần.

Kỹ năng quản lý, vệ sinh đồ dùng cá nhân: Phụ huynh nên dạy cho trẻ các kỹ năng quản lý và vệ sinh đồ dùng cá nhân của bản thân. Điều này giúp trẻ hình thành thói quen gọn gàng, ngăn nắp, biết sử dụng đồ chơi, áo quần, bút, sách và vở,… một cách hiệu quả và hợp lý. Người lớn cần dạy trẻ đặt để đồ chơi, áo quần, bút, bút, sách vở đúng nơi quy định.

Kỹ năng ứng xử, giao tiếp: Cha mẹ nên ưu tiên trong việc giáo dục kỹ năng ứng xử, giao tiếp cho trẻ mầm non. Rèn luyện thói quen giao tiếp hiệu quả, lịch sự và thân thiện với mọi người xung quanh sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cũng như biết cách phản xạ, ứng xử trong mọi tình huống. Ba mẹ cần chú trọng nuôi dạy trẻ biết cách ứng lịch sự, nhã nhặn, giao tiếp hiệu quả. Bên cạnh đó, ba mẹ cần làm gương cho trẻ cách cư xử lịch xử, phù hợp, giao tiếp hiệu quả từ chính những hành động của mình trong cuộc sống mỗi ngày.

Kỹ năng chọn lựa khôn Ngoan: Cha mẹ nên là người hỗ trợ tích cực cho trẻ trong các lựa chọn và quyết định để bé có thể sẵn sàng “ứng phó” với những biến động và thay đổi trong tương lai. Phụ huynh nên phân tích cho trẻ biết khả năng có thể làm việc gì phù hợp và không phù hợp với lứa tuổi và không phụ thuộc quá nhiều vào người khác.

Kỹ năng kiểm soát cảm xúc sẽ giúp bé kiểm soát tình hình tốt hơn

Kỹ năng rèn luyện thói quen sinh hoạt tốt: Trẻ em nên được rèn luyện thói quen sinh hoạt có lợi ngay từ bé, điều này giúp cho trẻ luôn mạnh khỏe và tràn đầy năng lượng. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ các thói quen sinh hoạt lành mạnh. Khi trẻ gặp phải các vấn đề sức khỏe như cảm cúm, đau bụng, mẩn ngứa… người lớn cần giải thích để trẻ không lo lắng hay bị tâm lý cũng như hiểu rõ về các loại bệnh này và cùng bé đánh bại các triệu chứng gây hại.

Kỹ năng an toàn khi tự chơi: Đây là kỹ năng rất cần thiết bởi cuộc sống bận rộn khiến bạn không thể để mắt đến bé mọi lúc, mọi nơi. Việc rèn luyện để bé tự chơi là điều cần thiết. Trong khi bé tự chơi có thể sẽ gặp phải một số nguy hiểm từ những đồ vật mà bé không nhận thức được như: Dao, kéo, phích nước, ổ điện, bếp ga, đồ dùng nhà bếp, cầu thang, đồ chơi mảnh ghép... Ba mẹ bạn cần dạy cho bé phân biệt đồ vật an toàn và đồ vật nguy hiểm, những thứ được chơi và những thứ không được chơi. Đây cũng là một kỹ năng chăm sóc bản thân quan trọng.

Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông: Hãy cho bé biết một số loại biển báo cơ bản, cách sang đường cũng như cách đi qua các ngã ba, ngã tư. Điều này sẽ rất hữu ích khi chẳng may bé đi lạc. Đặc biệt, ba mẹ cần làm gương cho bé trong việc chấp hành luật giao thông để hình thành thói quen cho trẻ cũng như rèn luyện kỹ năng chăm sóc bản thân này.

Kỹ năng sống cho trẻ mầm non 2

Kỹ năng làm quen với bạn bè: Bạn bè cùng trang lứa sẽ đồng hành cùng bé trong nhiều trường hợp như khi đi chơi, đi học. Cha mẹ cần dạy trẻ cách nói chuyện với bạn bè hay anh chị em gần tuổi một cách thân thiện để làm quen và kết bạn. Bé cũng cần được dạy cách nhường nhịn, hòa nhã với những người em ít tuổi hơn.

Kỹ năng nhận biết kẻ xấu: Để dạy trẻ kỹ năng này hãy nói và giải thích với bé những người nào được coi là người xấu và khi gặp những người này con nên làm gì. Trẻ rất dễ tin người, vậy nên kỹ năng phòng vệ này sẽ giúp trẻ an toàn trong nhiều trường hợp, đặc biệt là khi trẻ đi lạc.

Kỹ năng thể hiện cảm xúc: Hãy khuyến khích trẻ cách đưa ra những suy nghĩ và cảm nhận của mình. Thông qua đó, ba mẹ có thể hiểu bé hơn và điều này cũng giúp giảm nguy cơ tự kỉ hoặc trầm cảm ở trẻ. Bạn cũng có thể điều chỉnh được cách nói của bé khi diễn đạt suy nghĩ để hình thành và bồi dưỡng khả năng ngôn ngữ của trẻ. Tuy nhiên, có những trường hợp bé cần đến kỹ năng kiểm soát cảm xúc để tránh những căng thẳng có thể xảy ra. Ba mẹ cũng cần dạy trẻ biết cách thể hiện hay kiểm soát cảm xúc đúng lúc.

Bài liên quan
Cha mẹ cần trang bị cho trẻ kỹ năng ứng phó khi đi lạc
(GDTĐ) - Trong quá trình phát triển, trẻ cần được cha mẹ chỉ dạy rất nhiều về cả kiến thức và kỹ năng. Một trong những kỹ năng cần thiết mà cha mẹ cần trang bị cho trẻ đó là kỹ năng ứng phó khi đi lạc.

(0) Bình luận
Nổi bật Giáo dục thủ đô
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân cha mẹ cần trang bị cho trẻ